• ĐÁNH GIÁ
  • TƯ VẤN
  • KHUYẾN MẠI
  • THỦ THUẬT
  • ỨNG DỤNG
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
No Result
View All Result
Đánh giá Twin Mirror

TRAINGHIEMSO.VN > ĐÁNH GIÁ > Đánh giá game Twin Mirror

Đánh giá game Twin Mirror

Tố Uyên by Tố Uyên
04/01/2021
in ĐÁNH GIÁ, CONSOLE, GAME, WINDOWS
88
SHARES
Chia sẻ lên FacebookTạo QR Code

Twin Mirror là game phiêu lưu thiên về câu chuyện kể. Không chỉ là tựa game mới nhất đến từ “cha đẻ” của series game Life is Strange, đây còn là tựa game đầu tiên mà nhà phát triển DONTNOD tự phát hành. Không còn câu chuyện kể đời thường nhuốm màu sắc siêu nhiên như Life is Strange của cô gái trẻ Max Caulfield. Đó cũng chẳng phải câu chuyện gây ảnh hưởng lớn như Tell Me Why trong lựa chọn đề tài và cách khai thác nội dung. Câu chuyện kể của Twin Mirror nhẹ nhàng, tình tiết rất đời thường và thực tế khi không đưa ra câu trả lời dễ dàng cho tình huống.

Một trong những điểm mà nhà phát triển DONTNOD luôn làm tốt trong những tựa game kể chuyện của họ là đặt ra những câu hỏi rất đáng suy ngẫm. Dù vậy, điều này không đồng nghĩa với việc bạn luôn đánh giá cao câu trả lời nhận được trong trải nghiệm cho những tình huống nói trên. Nội dung của Twin Mirror cũng không hề ngoại lệ. Trò chơi đưa bạn đến với nhân vật chính Sam Higgs vốn là nhà báo điều tra tự hứa với lòng không bao giờ quay về quê nhà sau biến cố xảy ra nơi đây. Tuy nhiên, mọi chuyện hoàn toàn thay đổi khi người bạn thân của anh chết trong vụ tai nạn giao thông.

Nội dung bắt đầu khi con gái nhỏ của người bạn quá cố cho rằng cái chết của cha cô bé hết sức bất thường và nhờ Sam điều tra đến tận cùng sự thật. Trải nghiệm và nội dung về sau tùy thuộc vào những lựa chọn của người chơi định đoạt. Câu hỏi khó khăn nhất mà bạn phải tự vấn trong game là quyết đi tìm sự thật, bất kể điều đó gây tổn thương đến những người yêu thương hay chọn một hướng khác đi nhẹ nhàng hơn. Twin Mirror đưa ra câu hỏi tưởng dễ mà khó trả lời, tưởng vậy mà không phải vậy cho đến khi bạn nhận những lựa chọn đó gây tác động đến mọi người như thế nào.

Đánh giá game Twin Mirror

Trải nghiệm Twin Mirror diễn ra giống như những tựa game cùng thể loại khác. Người chơi điều khiển Sam điều tra ở các địa điểm trong thị trấn, nói chuyện với các NPC và theo dõi diễn biến từ những lựa chọn đó. Mặc dù bạn có thể lựa chọn nhiều câu trả lời từ Sam dẫn đến cách phản ứng rất khác nhau của mỗi nhân vật. Thế nhưng, phần lớn những phản ứng này không gây ảnh hưởng trong tình tiết câu chuyện kể. Nói một cách đơn giản là trải nghiệm game được xây dựng nội dung khá tuyến tính. Những lựa chọn quan trọng gây ảnh hưởng đến các sự kiện thì lại rất ít.

Không những vậy, lối kể chuyện trong Twin Mirror cũng không khác biệt nhiều so với những tựa game trước đó của nhà phát triển DONTNOD. Vẫn xoay quanh thủ pháp kết quả đi trước rồi đưa người chơi lần về nguyên nhân dẫn đến sự việc để lấp đầy mảnh ghép nội dung. Điểm nhấn của trò chơi so với những “người anh em thiện lành khác” như Life is Strange, Life is Strange: Before the Storm hay Tell Me Why gần đây chính là Mind Palace. Như cái tên gợi ý, đây là cơ chế gameplay mà nhân vật chính “đi dạo” trong vùng ký ức của chính mình để sắp xếp các manh mối lại với nhau.

Về cơ bản, người chơi chỉ cần điều khiển nhân vật tương tác với mọi thứ trong không gian Mind Palace chứ không phải làm gì khác. Tuy nhiên, để đưa ra câu trả lời chính xác dựa trên những manh mối nói trên đòi hỏi sự suy luận chính xác những gì đã xảy ra dựa trên thông tin mà bạn thu thập được. Vấn đề ở chỗ, nếu bạn đưa ra suy luận tạm gọi là phi logic, thay vì đẩy người chơi vào hướng điều tra khác dựa trên thông tin đó, nhân vật chính sẽ bảo bạn ‘tầm bậy nè’. Khi đó, người chơi phải suy luận lại đến khi đưa ra đáp án chính xác thì trải nghiệm game mới tiếp diễn.

Bên cạnh các phân đoạn Mind Palace, trải nghiệm game còn đưa vào các minigame gọi là Panic Attack. Đó là những khoảnh khắc nội dung diễn ra khiến nhân vật hoảng hốt, người chơi phải điều khiển Sam thực hiện một số yêu cầu nhất định và mỗi lần mỗi khác để Sam bình tĩnh lại. Ở góc độ người chơi, có thể thấy Twin Mirror giống như phép thử của nhà phát triển DONTNOD với một số ý tưởng mới, tập trung vào tương tác của người chơi nhiều hơn. Vấn đề ở chỗ, tuy những ý tưởng này khá thú vị nhưng thời lượng game không đủ dài để chúng phát huy hết tiềm năng vốn có.

Đánh giá game Twin Mirror

Không những vậy, nhiều vấn đề điểm trừ trong những tựa game khác của DONTNOD vẫn không có sự điều chỉnh cần thiết để mang đến trải nghiệm hấp dẫn hơn. Một trong những cảm giác khiến tôi khó chịu là các nhân vật chính luôn di chuyển khá chậm. Sam trong Twin Mirror cũng không hề ngoại lệ. Mặc dù có thể chạy bộ ở những khu vực rộng lớn hơn, nhưng phần lớn tốc độ di chuyển đều rất lề mề. Đó là chưa kể thần thái của các nhân vật nhìn vẫn rất vô hồn. Tuy đã có sự khác biệt so với Life is Strange trước đây, nhưng chỉ thỉnh thoảng chứ không phải trong tất cả cuộc hội thoại.

Ngược lại, bối cảnh trong Twin Mirror mang cảm giác chăm chút trong thiết kế. Các địa điểm mà người chơi khám phá đều có mức độ chi tiết tương đương Tell Me Why. Đi kèm với đó là rất nhiều tiểu tiết nhỏ cho mục đích tương tác và làm nhiễu thông tin của người chơi. Dù vậy, trừ khi bạn không quan tâm đến yếu tố tương tác môi trường, trải nghiệm game rất hiếm khi gây khó khăn trong việc tìm hướng giải quyết, thúc đẩy tình tiết mới và nội dung tiếp diễn. Các phân đoạn “mong ước kỷ niệm xưa” được thiết kế hấp dẫn, có nhiều chi tiết khiến người chơi phải suy ngẫm.

Điểm cộng nhưng cũng có thể là điểm trừ lớn nhất của Twin Mirror chính là tình tiết câu chuyện kể. Ở góc độ người chơi, game xây dựng nội dung không hề mới nếu không nói là sáo mòn, nhưng lồng ghép trong đó thông điệp lớn mà không phải ai cũng dễ dàng nhận ra. Nó giống ngoài đời khi mọi sự việc đều có hai mặt. Không có gì là đúng tuyệt đối và cũng chẳng có gì sai tuyệt đối. Đúng hay sai chẳng qua chỉ là quan điểm và nhận định khác nhau của mỗi người. Đây mới chính là điều khiến tôi đánh giá cao trải nghiệm game, nhưng không phải người chơi nào cũng thế.

Đánh giá game Twin Mirror

Sau cuối, Twin Mirror mang đến một trải nghiệm phiêu lưu thiên về câu chuyện kể nhưng dễ để lại cảm giác khá trái chiều. Trò chơi không có sự sáng tạo nào so với nhiều tựa game cùng thể loại trước đây, nhưng nội dung mang thông điệp lớn lao và dễ gây tranh cãi vừa là điểm cộng nhưng có lẽ cũng vừa là điểm trừ của trò chơi, tùy vào quan điểm của mỗi người.

Twin Mirror được phát hành cho PC (Windows), PlayStation 4 và Xbox One.

Twin Mirror
Twin Mirror
Tải về QR-Code
Twin Mirror
Developer: DON'T NOD
Price: $ 29.99
Twin Mirror
Twin Mirror
Tải về QR-Code
Twin Mirror
Developer: BANDAI NAMCO Entertainment America Inc.
Price: $4.49

Bài viết sử dụng game do DONTNOD hỗ trợ và được chơi trên Xbox One.

Tham gia cùng chúng tôi trên SteamTham gia kênh Steam của Trải Nghiệm Số  
Xem thêm bài đánh giá các game khácTrải Nghiệm Số viết rất nhiều bài đánh giá game, bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Bài viết này có ích cho bạn không?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá nhé bạn!

Điểm trung bình: 4.5 / 5. Lượt bình chọn: 4

Chưa có đánh giá! Nhờ bạn đánh giá chất lượng bài này nhé!

BÀI LIÊN QUAN

  • Đánh giá Life is Strange: Before the Storm – tiền truyện Life is Strange
  • Đánh giá Life is Strange – cuộc sống thật lạ kỳ
  • Đánh giá Home Sweet Home – “tổ ấm” kinh hoàng
  • Đánh giá game Yuoni

Bài viết này có ích cho bạn không?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá nhé bạn!

Điểm trung bình: 4.5 / 5. Lượt bình chọn: 4

Chưa có đánh giá! Nhờ bạn đánh giá chất lượng bài này nhé!

BÀI LIÊN QUAN

  • Đánh giá Life is Strange: Before the Storm – tiền truyện Life is Strange
  • Đánh giá Life is Strange – cuộc sống thật lạ kỳ
  • Đánh giá Home Sweet Home – “tổ ấm” kinh hoàng
  • Đánh giá game Yuoni
Tags: adventureĐánh giá gameFeaturedgame phiêu lưu
Game: Twin Mirror
Previous Post

Tawasal Desktop: Gửi tin nhắn như Facebook Messenger trên máy tính

Next Post

Cách tắt Meet Now trên Windows 10

Tố Uyên

Tố Uyên

Mình đến với game từ những trải nghiệm có tính giáo dục cao như Castle of Dr. Brain và The Island of Dr. Brain. Tuổi thơ của mình lớn lên cùng bao thế hệ console của Sega, nhưng "mối tình đơn phương" lớn nhất là Nintendo 64. Mình vô tình bắt gặp chiếc máy này trong chuyến công tác ở thành phố được mệnh danh là kinh đô thời trang thế giới và yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên phong cách đồ họa dễ thương đó. (❁´◡`❁)

Related Posts

Gunny Origin: Game bắn gà kinh điển trên mobile
GAME

Gunny Origin: Game bắn gà kinh điển trên mobile

AI Art & Photo Generator
ỨNG DỤNG

AI Art & Photo Generator: Tạo hình ảnh với AI miễn phí và không giới hạn

Vovsoft Text Edit Plus
ỨNG DỤNG

Vovsoft Text Edit Plus: Phần mềm soạn thảo văn bản “chuyên nghiệp trăm lần” Notepad

Files Manager File Explorer: Trình quản lý tập tin “xịn” hơn File Explorer của Windows 11
ỨNG DỤNG

Files Manager File Explorer: Trình quản lý tập tin “xịn” hơn File Explorer của Windows 11

Load More
Next Post
Cách tắt Meet Now trên Windows 10

Cách tắt Meet Now trên Windows 10

Please login to join discussion
  • Nhanhmua
Liên hệ hợp tác / quảng cáo: Ms.Loan (0909.770.919).

Copyright © 2013-2021 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan | Tổ chức nội dung: Nguyễn Trịnh Nhật Linh.

No Result
View All Result
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ

Copyright © 2013-2021 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan | Tổ chức nội dung: Nguyễn Trịnh Nhật Linh.