Yuoni là game phiêu lưu rùng rợn lấy cảm hứng từ truyền thuyết đô thị ở Nhật Bản. Mặc dù công thức gameplay không mới, nhưng đội ngũ phát triển cũng có vài ý tưởng sáng tạo để làm mới trải nghiệm game so với nhiều cái tên trên thị trường. Người chơi nhập vai cô bé Ai khám phá ngôi trường bỏ hoang, chơi trốn tìm với linh hồn lang thang của Tsun ở nơi này. Nếu không tìm được con búp bê lúc sinh thời của cậu bé nói trên và nhúng nó vào xô nước, số phận của Ai cũng giống như cậu bé xấu số này. Nào, chúng ta cùng chơi trốn tìm!
So với nhiều cái tên khác cùng thể loại mà tôi từng chơi, Yuoni có khá nhiều hạn chế gây ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm game. Đầu tiên là câu chuyện kể. Mặc dù được mô tả là game kể chuyện kinh dị góc nhìn thứ nhất, nhưng nhà phát triển Tricore lại chọn lối kể đi vào lòng đất bằng những trang màn hình đầy chữ, thậm chí cũng không có lồng tiếng phần dẫn truyện. Không những vậy, khâu chuyển ngữ cũng gây chút khó khăn trong cách dùng ngôi thứ, khiến tôi khó hình dung ai mới nhân vật chính và chuyện gì đang xảy ra.
Hạn chế thứ hai là thiết kế chướng ngại vật mà cụ thể là kẻ thù không phong phú. Yuoni có rất ít kẻ thù tạo cảm giác khác biệt. Đáng nhớ nhất là con ma có hình dạng như cái bóng bị ánh sáng làm méo mó hình hài của nhân vật Thin Man trong Little Nightmares II. Những kẻ thù này khác biệt chủ yếu vì chúng có thể gây hại cho nhân vật điều khiển. Tuy nhiên, hành vi của chúng luôn cố định và dễ đoán chứ không đến mức gây ức chế. Trong khi đó, đa số kẻ thù còn lại đều không đọng lại cho người viết chút ấn tượng gì về chúng.
Khác với các game kinh dị sinh tồn như White Day: A Labyrinth Named School và Home Sweet Home thường truy đuổi bạn đến tận cùng trong không gian rộng lớn, Yuoni lại chọn không gian hẹp và tuyến tính. Lúc thì trong gian phòng nhỏ, có khi lại ở căn phòng lớn, nhưng chỉ gây chút khó khăn hơn cho người chơi mà thôi. Chính vì vậy mà trải nghiệm game hiếm khi ức chế. Thậm chí, người viết thường quên mất điều này khi mải chạy trốn khỏi những bóng ma trong suốt, gần như vô hình trong trải nghiệm game tùy vào vị trí đứng và góc nhìn.
Ở góc độ người chơi, Yuoni có thể để lại cảm nhận trái chiều tùy vào mức độ “thần hồn nát thần tính” của mỗi người. Đơn cử như tôi không hiếm lần va vào kẻ thù mà không để ý, dẫn đến những “tai nạn” khó tránh khỏi trong trải nghiệm game nhất là thời điểm trải nghiệm ban đầu. Tuy nhiên, một khi biết rút kinh nghiệm từ những sai lầm trước đó, trải nghiệm về sau có phần trở nên nhàm chán khi người viết không dễ bị lừa như thế nữa. Mặc dù vậy, phải thừa nhận sự chủ quan vẫn dễ dàng đánh lừa đôi mắt của người chơi trong trải nghiệm.
Tôi không rõ đây là chủ ý của nhà phát triển hay chỉ là vô tình trùng hợp, nhưng khó có thể phủ nhận đó là thiết kế có phần đơn giản so với mức độ hiệu quả khá cao mà nó mang đến trong trải nghiệm. Đáng chú ý là linh hồn của Tsun thường gây nhiễu cho người chơi trong suốt trải nghiệm. Với tạo hình đặc trưng và chuyển động theo nhịp độ nhất định, kẻ thù khó chịu nhất của nhân vật chính thường giở những trò “ma bắt” khiến bạn hú hồn, lại còn kết hợp cùng cơ chế nín thở thông qua giữ và bấm nút theo nhịp khá căng thẳng.
Kỳ thực, nín thở không phải cơ chế mới vì nó rất thông dụng trong nhiều game kinh dị sinh tồn khác mà tôi từng chơi. Vấn đề ở chỗ, việc phải giữ và bấm nút xen kẽ theo nhịp thở của nhân vật chính, góp phần không nhỏ đẩy trải nghiệm trở nên khá căng thẳng so với hình dung ban đầu của người viết. Ngược lại, nó cũng khá hữu ích trong những trường hợp nhất định, giúp người chơi dễ dàng qua mặt kẻ thù gần như vô hình trước mắt. Lý do là vì chúng chỉ có thể phát hiện Ai khi cô bé thở chứ không chỉ đơn thuần là những âm thanh tiếng động.
Vấn đề ở chỗ, ý tưởng nín thở và hành động lén lút cần sự kết hợp nhịp nhàng trong trải nghiệm, thậm chí trở nên thử thách nếu bạn không hiểu rõ cơ chế gameplay. Trải nghiệm Yuoni khá tương đồng lối chơi trốn thoát căn phòng kín, kết hợp cùng yếu tố rùng rợn gây sợ hãi. Người chơi thường xuyên bị nhốt vào những không gian kín và buộc phải tìm chìa khóa từ môi trường xung quanh để thoát ra. Trong những không gian đó, luôn có những vật gây hại và phát ra âm thanh thu hút những bóng ma nếu bạn không cẩn thận khi di chuyển.
Đã vậy, đôi lúc Yuoni còn ném vào không gian nhỏ hẹp đó không chỉ một mà nhiều kẻ thù. Nếu không cẩn thận xem xét và điều chỉnh hành vi của nhân vật chính tương ứng, trải nghiệm game có thể gây ức chế không ít thì nhiều đến mức khiến bạn chỉ muốn ‘rage quit’. Nó đòi hỏi tính kiên nhẫn và khả năng vận dụng hiệu quả các kỹ năng hạn chế của nhân vật, điều mà phần lớn người chơi dễ dàng bỏ qua vì chủ quan hoặc không nghĩ chúng quan trọng trong trải nghiệm game. Chẳng hạn, cô bé Ai có thể quan sát qua những khe cửa nhỏ hẹp rất hữu dụng.
Ở góc độ nghe nhìn, Yuoni không sa đà vào những trò hù dọa khiến bạn giật mình như thường thấy. Thay vào đó, trò chơi khai thác mạnh phần âm thanh do kẻ thù của người chơi gây nên. Từ tiếng bước chân, âm thanh rên rỉ và nhiều tiếng động khác, góp phần tạo nên bầu không khí căng thẳng trong trải nghiệm game. Trò chơi cũng không đầu tư nhiều vào chất lượng hình ảnh. Khía cạnh nhìn chỉ dừng ở mức trung bình và phụ thuộc phần lớn vào vòng lặp gameplay nói trên để truyền tải cảm giác nổi da gà đến người chơi trong trải nghiệm.
Sau cuối, Yuoni mang đến một trải nghiệm phiêu lưu rùng rợn khá thú vị, nhưng dễ để lại cảm nhận trái chiều về ý tưởng gameplay tùy vào quan điểm của mỗi người chơi. Nếu không ngại những ý tưởng sáng tạo và mới mẻ, thậm chí có phần đi ngược lại so với thiết kế của những cái tên quen thuộc cùng thể loại trên thị trường, đây chắc chắn là trải nghiệm game vô cùng đáng cân nhắc và ngược lại.
Yuoni hiện có cho PC (Windows), PlayStation 5, Xbox Series X|S, PlayStation 4 và Xbox One.
Bài viết sử dụng game do nhà phát hành hỗ trợ.
[text-blocks id=”game-box”]