Theo một báo cáo mới từ VPNpro – một công ty ở Thâm Quyến (Trung Quốc) có tên HAWK dường như đã tung ra đến 24 ứng dụng vẽ (sketchy app) trên cửa hàng Google Play và đạt được tổng cộng 382 triệu lượt tải xuống. Công ty này đã sử dụng rất nhiều cái tên nhà phát triển khác nhau để “câu” người dùng cài đặt các ứng dụng này.
Các ứng dụng này đôi khi đã yêu cầu các quyền hạn cụ thể vượt quá những gì ứng dụng cần. Ví dụ: một ứng dụng quét vi-rút có thể đã yêu cầu quyền truy cập vào máy ảnh Android của bạn. Rõ ràng một ứng dụng quét tất cả file trên máy thì cần gì mà phải cho truy cập vào máy ảnh?
Vậy mà trong số 24 ứng dụng được liệt kê trong báo cáo, có sáu ứng dụng yêu cầu truy cập vào camera của người dùng và hai ứng dụng yêu cầu cho phép thực hiện cuộc gọi. 15 trong số các ứng dụng có thể truy cập vị trí GPS của người dùng và đọc dữ liệu trên thẻ nhớ, trong khi 14 ứng dụng có thể thu thập và trả lại chi tiết về lịch sử cuộc gọi và thông tin cấu hình mạng của người dùng. Một trong những ứng dụng có thể ghi lại âm thanh trên thiết bị, một ứng dụng khác có thể truy cập danh bạ của người dùng.
Sau khi cài đặt, các ứng dụng này có thể giao tiếp với một máy chủ trên mạng được kiểm soát bởi các nhà phát triển ứng dụng. Bằng cách truy xuất thông tin chi tiết về địa điểm và người dùng, rủi ro thấp nhất thì dữ liệu này sẽ được dùng để bán cho các nhà quảng cáo nhằm cá nhân hoá quảng cáo người dùng. Tuy nhiên các quyền hạn lớn hơn như cho phép thực hiện các cuộc gọi, quyền truy cập camera có thể sẽ gây nên thảm hoạ thật sự cho quyền riêng tư của người sử dụng.
Danh sách các ứng dụng bạn nên xoá nếu lỡ cài đặt
Google đã xóa tất cả 24 ứng dụng được đề cập khỏi Cửa hàng Google Play, nhưng bạn sẽ phải gỡ cài đặt chúng theo cách thủ công nếu đã lỡ cài đặt lên máy của mình. Danh sách bao gồm:
- Sound Recorder (100M)
- Super Cleaner (100M)
- Virus Cleaner 2019 (100M)
- File Manager (50M)
- Joy Launcher (10M)
- Turbo Browser (10M)
- Weather Forecast (10M)
- Candy Selfie Camera (10M)
- Hi VPN, Free VPN (10M)
- Candy Gallery (10M)
- Calendar Lite (5M)
- Super Battery (5M)
- Hi Security 2019 (5M)
- Net Master (5M)
- Puzzle Box (1M)
- Private Browser (500,000)
- Hi VPN Pro (500,000)
- World Zoo (100,000)
- Word Crossy! (100,000)
- Soccer Pinball (10,000)
- Dig it (10,000)
- Laser Break (10,000)
- Music Roam (1,000)
- Word Crush (50)
Nếu có nhiều tên app trùng lặp, bạn nên kiểm tra nhà phát triển xem có phải là những nhà phát triển này không:
- Tap Sky
- mie-alcatel.support
- ViewYeah Studio
- Hawk App
- Hi Security
- Alcatel Innovation Lab
- Shenzen Hawk
Chưa dừng lại, bạn nên trang bị thêm kiến thức này
Ngay cả khi bạn cảm thấy danh sách trên thật vô nghĩa, bạn không bài giờ cài đặt linh tinh như vậy. Vẫn chưa chắc đâu, đôi khi bạn đã vô tình cài một ứng dụng quen thuộc nào đó và đã vô tình cấp các quyền hạn hơi lớn cho chúng.
Trên thực tế Android đã có cấp cho bạn một trang để kiểm tra thật kỹ các quyền hạn đặc biệt của ứng dụng, nhưng có đến 99% người dùng hoàn toàn không quan tâm đến và đã vô tình cấp quyền hạn không mong muốn.
Để kiểm tra quyền hạn ứng dụng, bạn hãy vài Cài đặt > Quyền riêng tư > Trình quản lý quyền.
Danh sách các quyền hạn đặc biệt sẽ được liệt kê như bên dưới, mô tả cũng rõ ràng, bạn chỉ cần nhấp vào một mục để xem ứng dụng nào được cấp quyền. Ví dụ mình chọn là mic-rô.
Trong danh sách này, mình muốn bỏ quyền hạn của Mi TV Assistant nên mình chọn ứng dụng này.
Chọn Từ chối để tắt quyền này đi.
Hiện nay chợ ứng dụng Google Play đang rất loạn. Trước khi cài đặt một ứng dụng mới, bạn hãy thật cân nhắc xem ứng dụng đó có thực sự là cần thiết với bạn hay không. Ngoài ra bạn nên đọc thêm các bình luận, xem đánh giá người dùng về trải nghiệm ứng dụng. Và nếu đã chọn cài đặt, đừng quên kiểm tra quyền hạn thật kỹ nhé bạn!
Tham khảo: VPNPro