Opera là cái tên mới nhất tham gia vào cuộc chơi trợ lý AI cho trình duyệt giống như cách Microsoft đem Bing Chat vào trình duyệt Edge của họ. Vậy Aria là gì, có đặc điểm gì và sử dụng như thế nào thì chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu trong bài viết này.
Opera Aria là gì?
Aria là một trợ lý trí tuệ nhân tạo (AI) mới của Opera. Nó được tích hợp sẵn vào trình duyệt và cho phép bạn tương tác với web với sự trợ giúp của AI. Aria kết nối với công nghệ GPT của OpenAI và được cải tiến bởi các khả năng bổ sung như thêm kết quả trực tiếp từ web. Aria là một chuyên gia về web và trình duyệt cho phép bạn hợp tác với AI trong khi tìm kiếm thông tin trên web, tạo văn bản hoặc mã, hoặc được trả lời các câu hỏi của bạn về sản phẩm.
Nó có thể được sử dụng để tìm kiếm thông tin trên web, tạo văn bản hoặc mã, hoặc được trả lời các câu hỏi của bạn về sản phẩm. Aria là một dịch vụ miễn phí và có thông tin cập nhật – điều này có nghĩa là nó kết nối với internet và không giới hạn nội dung trước năm 2021 – là một lựa chọn tiên tiến hơn so với các giải pháp dựa trên GPT tiêu chuẩn. Aria có thể sử dụng trên toàn thế giới ngay từ bây giờ, bao gồm EU.
Cách sử dụng Aria trên Opera:
Để trải nghiệm Aria trên Opera, bạn cần có.
– Tài khoản Opera.
– Trình duyệt Opera One trên máy tính để bàn.
– Trình duyệt Opera (beta) trên Android.
Nếu bạn chưa biết Opera One là gì thì có thể xem lại bài viết này. Ở đây, người viết sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện trên phiên bản máy tính.
Bước 1: Bạn mở Opera One sẽ nhìn thấy biểu tượng Aria trong thanh Sidebar cạnh trái.
Bạn bấm vào nó > bấm Get Started để bắt đầu.
Bước 2: Nó yêu cầu bạn đăng nhập vào tài khoản Opera, bấm Continue để tiếp tục.
Bước 3: Trang web đăng nhập Opera hiện ra, bạn thực hiện đăng nhập.
Nếu chưa có tài khoản thì bấm Create account để tạo hay sử dụng tài khoản Google, Facebook để đăng nhập luôn.
Bước 4: Đăng nhập xong, bạn bấm Start là có thể sử dụng Aria được rồi.
Bước 5: Giao diện New chat hiện ra, bạn nhập câu hỏi muốn Aria trả lời vào hộp nhập bên dưới > bấm Enter.
Bạn chú ý, hiện tại Aria chỉ hiểu ngôn ngữ tiếng Anh và giới hạn vị trí cho nên bạn sẽ gặp báo lỗi Server problem, please try again (TypeError: Failed to fetch) và Server problem, please try again (Geo restricted) khiến bạn không thể sử dụng.
Để khắc phục, bạn chỉ cần chuyển vị trí của mình sang khu vực Hoa Kỳ bằng tính năng VPN của Opera.
– Bấm nút VPN đầu thanh địa chỉ
– Bấm Optimal location > bấm chọn Americas.
– Bấm biểu tượng refresh trong giao diện Aria để tải lại.
Sau đó, bạn thử lại sẽ thấy sự thay đổi.
Aria dựa trên công nghệ GPT của OpenAI cho nên về hình thức thì cách vận hành hỏi – trả lời là na ná nhau. Có nghĩa, bạn có thể nhờ Aria viết giúp mã, sáng tạo câu chuyện, giải toán,…
Nhưng Aria còn trong giai đoạn phát triển nên phần trả lời không chính xác lắm so với ChatGPT, hay Bing Chat. Nếu bạn không hài lòng phần trả lời thì bấm Retry để Aria thực hiện lại phần trả lời khác.
Bạn có thể tạo nhiều phiên trò chuyện khác nhau với Aria, bấm nút dấu cộng để thực hiện cuộc trò chuyện mới. Bấm nút menu ba gạch ngang để quản lý các phiên trò chuyện, chỉnh sửa tên hay xóa phiên trò chuyện.
Nếu bạn muốn ẩn Aria trong thanh Sidebar thì bấm chuột phải lên biểu tượng trợ lý AI này > chọn Hide Aria. Hoặc bấm nút Sidebar setup hình ba chấm trong thanh Sidebar > AI Serivces để thực hiện.
Lời kết:
So với Firefox thì Opera là một trình duyệt năng động hơn và luôn tìm kiếm sự thay đổi để hoàn thiện và làm mới chính mình trước những gã không lồ công nghệ đứng sau các trình duyệt phổ biến. Opera là “nguồn cảm hứng” của Microsoft Edge trong rất nhiều tính năng mà trình duyệt này đang có và bạn cũng nên ủng hộ sự cố gắng này của họ trong việc phát triển một đối trọng và tất nhiên bạn vẫn là người hưởng lợi nhiều hơn cả khi có nhiều sự lựa chọn trợ lý AI để sử dụng.