• ĐÁNH GIÁ
  • TƯ VẤN
  • KHUYẾN MẠI
  • THỦ THUẬT
  • ỨNG DỤNG
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
No Result
View All Result
Đánh giá Gears Tactics

TRAINGHIEMSO.VN > ĐÁNH GIÁ > Đánh giá game Gears Tactics

Đánh giá game Gears Tactics

Tố Uyên by Tố Uyên
03/05/2020
in ĐÁNH GIÁ, CONSOLE, GAME, WINDOWS
152
SHARES
608
VIEWS
Chia sẻ lên FacebookTạo QR Code

Gears Tactics là sự kết hợp tuyệt vời giữa lối chơi chiến thuật theo lượt mang cảm giác XCOM, mà vẫn giữ lại chất hành động với những khoảnh khắc vô cùng kinh điển trong series Gears of War.

Nếu từng trải nghiệm bất kỳ phần chơi nào trong dòng game Gears of War, chắc chắn cái tên Gears Tactics khi được mới công bố hồi E3 năm ngoái không khỏi khiến nhiều người chơi series này lâu năm tò mò nhiều hơn là ngạc nhiên. Nói đâu xa, ngay cả Gears 5 phát hành hồi năm ngoái cũng luôn mang cảm giác chiến thuật trong trải nghiệm. Từ việc xem xét tình hình chiến trận cho đến tìm vị trí ẩn nấp lý tưởng để “phơ” kẻ thù đầy thỏa mãn, tất cả đều là một phần trong trải nghiệm series Gears of War từ trước đến nay.

Đó là lý do mà Gears Tactics khiến tôi tò mò nhiều hơn mong đợi đến ngày được trải nghiệm. Tuy nhiên, sự tò mò đó nhanh chóng chuyển thành hào hứng khi trò chơi khá thành công trong việc chuyển thể lối chơi hành động ẩn nấp quen thuộc sang nhập vai chiến thuật theo lượt. Không những bắt trọn các khoảnh khắc vô cùng hào hứng và máu lửa của series Gears of War, phần chơi spin-off này còn mang đến một trải nghiệm hấp dẫn hơn cả kỳ vọng ban đầu của tôi. Thế mới thấy, không kỳ vọng cũng có cái hay của nó.

Dành cho những bạn nào không biết, series Gears of War lấy bối cảnh trên là hành tinh Sera được hư cấu từ trái đất. Nền văn minh của loài người ở đây được xây dựng trên cuộc xung đột kéo dài hàng thiên niên kỷ, đẩy loài người đến gần bờ vực tuyệt chủng. Trước tình hình đó, các “bao lãnh đạn” của Sera đã cùng ngồi lại đàm phán, mở ra kỷ nguyên hòa bình đi kèm tiến bộ khoa học và phục hưng văn hóa. Dần dần mọi thứ đi vào quy cũ và ổn định. Tuy nhiên, từ đây nảy sinh vấn đề an ninh năng lượng, dẫn đến việc khám phá ra nguồn năng lượng gọi là Imulsion.

Phát hiện vĩ đại này giải quyết được vấn đề khủng hoảng năng lượng, nhưng gây ra sự chênh lệch kinh tế lớn giữa các quốc gia, tạo thành hai thế lực Coalition of Ordered Governments (COG) và Union of Independent Republics (UIR) “đấu đá” lẫn nhau. Sau khi UIR thất thủ và thỏa thuận đình chiến, chủng tộc Locust bất ngờ xuất hiện sâu trong lòng đất Sera và tấn công tất cả thành phố, quét sạch 1/4 dân số ở Sera. Thời điểm này được gọi là Emergence Day hay E-Day. Phần chơi đầu tiên trong series Gears of War lấy bối cảnh 14 năm sau sự kiện này.

Quay trở lại với Gears Tactics lấy bối cảnh một năm sau E-Day. Theo dòng thời gian của Gears of War, nội dung game xảy ra trước bản Gears of War đầu tiên rất lâu và vài tháng sau sự kiện trong bản spin-off Gears of War: Judgment. Để dễ hình dung, Gears Tactics là tiền truyện của Gears of War, nhưng đồng thời lại là hậu bản của Gears of Wars: Judgment nếu tính theo thời gian các sự kiện diễn ra. Chính vì thế, bạn không cần phải chơi bất kỳ tựa game nào trong series Gears of War trước khi trải nghiệm bản spin-off hấp dẫn này.

Đánh giá game Gears Tactics

Gears Tactics cũng có tóm tắt lại câu chuyện nhưng bạn cũng không cần quan tâm làm gì. Về cơ bản, nội dung trong bản spin-off mang cảm giác được chấp bút để tạo bối cảnh cho trải nghiệm game mà thôi. Nó không hấp dẫn như các tình tiết nội dung trong series Gears of War. Câu chuyện kể mang nhiều cảm giác cá nhân hơn, tập trung vào các đoạn phim CG chuyển cảnh và khả năng thổi hồn cho nhân vật của các diễn viên lồng tiếng. Đáng chú ý, tựa game này cũng không liên quan gì đến dự án spin-off Gears of War: Tactics do Epic Games “cầm trịch” đã hủy kế hoạch phát triển từ lâu.

Ở góc độ người chơi, tôi có cảm giác đội ngũ biên kịch của nhà phát triển Splash Damage đã “cố quá thành quá cố” khi chấp bút tạo kết nối với các phần chơi Gears cũ. Chẳng hạn, nhân vật Gabe Diaz chắc bạn cũng đoán ra có liên quan đến Kait xuất hiện trong Gears of War 4 về sau. Kỳ thực, cốt truyện có lẽ là điểm yếu nhất của Gears Tactics khi không để lại chút ấn tượng gì trong tôi sau trải nghiệm. Nhà phát triển cũng có cố gắng sử dụng đồ họa chất lượng đẹp ngang ngửa Gears 5 thông qua các đoạn phim chuyển cảnh để gây ấn tượng với người chơi, nhưng cũng chẳng cứu nổi câu chuyện kể và lời thoại nhân vật được xây dựng nhạt nhẽo.

Ngược lại, khó khăn lớn nhất của đội ngũ phát triển Splash Damage là vừa tạo sự mới mẻ hơn so với những tựa game cùng thể loại trên thị trường, mà vẫn giữ được cảm giác Gears of War trong đó và họ đã thành công. Thế nhưng, nếu xét ở các khía cạnh còn lại về mặt thiết kế gameplay thì có khá nhiều vấn đề đáng bàn. Trước hết là điểm cộng. Một trong những thay đổi lớn nhất của Gears Tactics là mỗi nhân vật có 3 Action Point thay vì 2 như thường thấy, cho phép bạn làm được nhiều hơn trong mỗi lượt chơi. Thay cho góc nhìn thứ ba quen thuộc cũ, nhà phát triển đẩy góc camera lên cao hơn giúp dễ bao quát chiến trường hơn.

Action Point có lẽ không phải mới với hầu hết những tựa game sở hữu hệ thống chiến đấu theo lượt trên thị trường. Nó mang nhiều cảm hứng từ các cơ chế gameplay của XCOM, đơn cử như Mutant Year Zero là một ví dụ điển hình khá thành công cho hướng đi này và may mắn thay, Gears Tactics cũng không phải ngoại lệ ít nhất ở khía cạnh gameplay. Về cơ bản, mỗi nhân vật sử dụng Action Point cho toàn bộ các hành động từ ẩn nấp, chiến đấu hay trạng thái “thấy là phơ” (overwatch). Nếu từng chơi bất kỳ tựa game nào trong series XCOM hay những cái tên lấy cảm hứng từ nó, bạn sẽ có cảm giác khá quen thuộc về cơ chế gameplay.

Tuy nhiên, overwatch trong Gears Tactics có chút khác biệt, ít nhiều đều bổ sung thêm một lớp chiến thuật trong trải nghiệm. Khi thiết lập tính năng này cho các Gear, người chơi phải tự thiết lập thủ công hướng và tầm nhìn, chứ nhân vật không tự động chọn trường nhìn nhất định nữa. Sự thay đổi này khá thú vị vì nó đòi hỏi bạn phải tính toán hướng chiến thuật mà kẻ thù có thể tiếp cận, đồng thời ngăn quân ta khai hỏa khi không cần thiết và làm lộ vị trí chiến lược của nhau. Nó hữu dụng nhất trong trải nghiệm độ khó Insane hoặc Ironman, khi mà một sai lầm trong tính toán của người chơi cũng dễ khiến chiến trường tan hoang.

Đánh giá game Gears Tactics

Cái hay của Gears Tactics là vẫn lồng ghép khéo léo những khoảnh khắc kinh điển trong Gears of War vào trải nghiệm. Đơn cử những phân đoạn kết liễu đối thủ đậm chất Gears khi dùng cây Lancer hay Retro, mang đến cảm giác khá phấn khích dù hơi bạo lực. Các kẻ thù trong game vẫn là những “khuôn mặt đáng thương” bước ra từ series này, giữ nguyên ưu và khuyết điểm của chúng trong chiến đấu. Quả “bom tấn” Boomer thả xuống từ xa vẫn đậm mùi chết chóc, trong khi lũ Wretch cứ thích “đè đầu cưỡi cổ” nhân vật như xưa mỗi khi tiếp cận gần. Nếu bạn là “fan cứng” Gears of War, cảm giác quen thuộc khắp mọi nơi mang đến cảm giác khá thỏa mãn.

Các nhân vật Gear của người chơi được chia thành năm lớp nhân vật: Support, Vanguard, Heavy, Scout và Sniper. Như bạn có thể đoán ra, mỗi lớp nhân vật sẽ đóng vai trò không nhỏ trong chiến thuật chiến đấu tổng thể của người chơi. Sự kết hợp giữa các lớp nhân vật mang đến cảm giác khá giống XCOM với yếu tố ẩn nấp quen thuộc từ suốt series Gears of War đến nay. Một số yếu tố trong môi trường cũng có thể phá hủy và lũ Locust cũng “ăn nằm” và được đồng bọn cứu y chang phe ta. Hay như lỗ E (E-Hole hay Emergence Hole) nếu không dùng frag grenade bịt lại sẽ có thêm Locust xuất hiện. Quen quá, đúng không?

Thế nhưng, điểm trừ lớn nhất của Gears Tactics lại nằm ở cách xây dựng các trận đánh boss và thiết lập AI kẻ thù thông thường có phần “ngu ngơ”. Về độ hoành tráng, trò chơi vẫn để lại những khoảnh khắc này trong cuộc chiến với những con boss quen thuộc trong series Gears of War. Tuy nhiên, cảm giác máu lửa lại rất ít so với tính lặp lại khá nặng nề trong chiến thuật. Đơn cử như đối đầu với Brumak buộc bạn phải chạy loanh quanh tìm chỗ núp khi nó bắn tên lửa, tránh tiếp cận gần bị nó dẫm rồi thừa cơ tấn công impulsion tank sau lưng “em nó”. Khá nhàm chán mà còn kéo dài lê thê, để lại cho tôi không ít cảm giác ức chế.

Ở độ khó Normal, kẻ thù thông thường cũng chẳng khá hơn khi thường sử dụng chiến thuật “rình và phơ” như overwatch của người chơi. Hành vi này hơi khác với những gì tôi vẫn nhớ về bản tính hiếu chiến của lũ Locust trong Gears 5. Không những vậy, yếu tố ngẫu nhiên cũng làm “kỳ đà cản mũi” không hề nhỏ trong Gears Tactics. Tuy không tệ đến độ “tức muốn ném chuột” như trải nghiệm Tharsis, nhưng cũng đủ khiến tôi không ít lần cảm giác như bị game “cà khịa”. Chưa kể, một số vấn đề “nhỏ như con thỏ” khác cũng “góp vốn thành công” trong việc gây phiền nhiễu hơn là hữu ích mà tôi đã đề cập “lai rai” ở trên và đáng tiếc không chỉ có thế.

Vấn đề lớn nhất của Gears Tactics là giá trị chơi lại thấp do xây dựng tuyến tính, không có nhiệm vụ phụ. Yếu tố chiến thuật trong trải nghiệm game cũng không có chiều sâu, khó lòng đáp ứng những người chơi lâu năm của thể loại này. Cảm giác như nhà phát triển muốn hướng đến người chơi series Gears of War muốn “đổi gió”, hơn là có ý định “lấn sân” để cạnh tranh “vuốt mũi không nể mặt” với những tượng đài lâu năm của thể loại chiến thuật theo lượt. Điều này cũng vô tình khiến game có giá trị chơi lại thấp, trong khi yếu tố này luôn là vấn đề sống còn của bất kỳ tựa game chiến thuật theo lượt nào và trò chơi đã làm rất kém điểm này.

Đánh giá game Gears Tactics

Sau cuối, Gears Tactics mang đến một trải nghiệm chiến thuật khá hấp dẫn, nhưng chỉ phù hợp với người chơi mới của thể loại này hoặc những ai muốn thay đổi “khẩu vị” của series Gears of War. Nếu thuộc đối tượng người chơi nói trên, đây là cái tên khá đáng chú ý. Thế nhưng, thiết kế gameplay đặc trưng dễ khiến người chơi lâu năm hay thậm chí “hardcore” của dòng game này kém hào hứng với nó.

Gears Tactics hiện chỉ có trên PC (Windows). Phiên bản Xbox One dự kiến sẽ ra mắt trong thời gian tới.

Gears Tactics
Gears Tactics
Tải về QR-Code
Gears Tactics
Developer: Splash Damage, The Coalition
Price: $ 39.99
Tham gia cùng chúng tôi trên SteamTham gia kênh Steam của Trải Nghiệm Số  
Xem thêm bài đánh giá các game khácTrải Nghiệm Số viết rất nhiều bài đánh giá game, bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Bài viết này có ích cho bạn không?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá nhé bạn!

Điểm trung bình: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Chưa có đánh giá! Nhờ bạn đánh giá chất lượng bài này nhé!

BÀI LIÊN QUAN

  • Đánh giá game Mutant Year Zero: Road to Eden – Deluxe Edition phiên bản Switch
  • Đánh giá game For the King
  • Đánh giá game Dread Nautical
  • Đánh giá game Mutant Year Zero: Road to Eden

Bài viết này có ích cho bạn không?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá nhé bạn!

Điểm trung bình: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Chưa có đánh giá! Nhờ bạn đánh giá chất lượng bài này nhé!

BÀI LIÊN QUAN

  • Đánh giá game Mutant Year Zero: Road to Eden – Deluxe Edition phiên bản Switch
  • Đánh giá game For the King
  • Đánh giá game Dread Nautical
  • Đánh giá game Mutant Year Zero: Road to Eden
Tags: Đánh giá gameFeaturedgame chiến thuật theo lượtgame nhập vairole-playingstrategyturn-based
Previous Post

Brie.fi/ng: Trò chuyện video nhóm trên máy tính, điện thoại với nhau không cài đặt

Next Post

Screen Recorder: Quay màn hình máy tính miễn phí, không quảng cáo, không giới hạn

Next Post
Screen Recorder: Quay màn hình máy tính miễn phí, không quảng cáo, không giới hạn

Screen Recorder: Quay màn hình máy tính miễn phí, không quảng cáo, không giới hạn

Subscribe
Notify of
guest

guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
  • Nhanhmua
Liên hệ hợp tác / quảng cáo: Ms.Loan (0909.770.919).

Copyright © 2013-2021 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan | Tổ chức nội dung: Nguyễn Trịnh Nhật Linh.

No Result
View All Result
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ

Copyright © 2013-2021 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan | Tổ chức nội dung: Nguyễn Trịnh Nhật Linh.

wpDiscuz

[ Placeholder content for popup link ] WordPress Download Manager - Best Download Management Plugin