Larry Tesler được cho là người người đã tạo ra các tính năng được sử dụng trên hầu như tất cả máy tính hiện nay (cut, copy, paste), ông vừa qua đời ở tuổi 74. Cuộc đời ông đã mang lại rất nhiều thành tựu quan trọng trong ngành khoa học máy tính và phần mềm, tuy nhiên bộ ba lệnh này được xem là thành tựu lớn nhất. Vậy nó xuất phát từ đâu?
Trước đây, trong tương tác giữa con người và máy tính thông qua giao diện người dùng (GUI), các lệnh cắt, sao chép và dán là các lệnh liên quan đến giao tiếp truyền dữ liệu. Lệnh cắt sẽ loại bỏ dữ liệu đã chọn khỏi vị trí ban đầu của nó, lệnh sao chép tạo một bản sao; trong cả hai trường hợp, dữ liệu được chọn sẽ được lưu trong bộ nhớ tạm thời (thuật ngữ hay gọi là clipboard). Dữ liệu từ bảng ghi tạm này sau đó được chèn vào bất cứ nơi nào thực hiện lệnh dán. Dữ liệu này có sẵn cho bất kỳ ứng dụng nào hỗ trợ tính năng này, nhờ vậy bộ ba này cho phép truyền dữ liệu dễ dàng giữa các ứng dụng.
Thuật ngữ “cắt và dán” không phải từ khi máy tính xuất hiện mới có. Nó đã có từ xưa trong các bản chỉnh sửa bản thảo, theo đó mọi người sẽ cắt các đoạn từ một trang bằng kéo và dán chúng vào một trang khác. Thao tác này này vẫn là tiêu chuẩn vào những năm 1980. Các cửa hàng văn phòng phẩm trước đây đã bán “kéo chỉnh sửa” (editing scissors) với lưỡi dao đủ dài để cắt một mảnh ra rất tiện lợi. Sự ra đời của máy photocopy giúp cho việc thực hiện dễ dàng và linh hoạt hơn.
Hành động sao chép / chuyển văn bản từ một phần của tài liệu sang một vị trí khác trong cùng một tài liệu trên máy tính hay qua một máy tính khác trên thực tế cũng xuất hiện rất sớm. Vào giữa/cuối thập niên 1960 là đã có “lệnh” để thực hiện thao tác này. Cơ chế này thường được sử dụng để chuyển các lệnh hoặc đoạn văn bản được sử dụng thường xuyên từ bộ nhớ đệm vào tài liệu, như trường hợp với trình soạn thảo văn bản có tên là QED.
Nguyên tắc thì đơn giản: “Để di chuyển một vùng văn bản, trước tiên cần phải xóa nó khỏi vị trí ban đầu và sau đó chèn nó vào vị trí mới của nó”, tuy nhiên để hiện thực hoá nó thì nhiều phương án khác nhau đã được phát minh để cho phép quá trình nhiều bước này thân thiện hơn với người dùng. Một trong số những người tìm giải pháp là Larry Tesler.
Bắt đầu từ năm 1974, Lawrence Lawrence G. “Larry” Tesler và các đồng nghiệp tại Xerox Corporation đã triển khai một số trình soạn thảo văn bản sử dụng các lệnh cắt/sao chép và dán để di chuyển/sao chép văn bản theo phương pháp của riêng mình.
Năm 1980 Larry Tesler chính thức làm việc cho Apple nhằm phát triển UI cho máy tính Macintosh, Newton và Lisa, đây cũng là những mẫu máy tính Apple đầu tiên sử dụng lệnh copy, paste, cut của Larry. Năm 1983, Apple Lisa đã trở thành hệ thống chỉnh sửa văn bản đầu tiên gọi vị trí tạm thời đó là “bảng tạm” (the clipboard).
Apple Computer đã phổ biến rộng rãi bộ ba cắt/sao chép và dán dựa trên máy tính thông qua các hệ điều hành và ứng dụng Lisa (1983) và Macintosh (1984). Apple đã “định nghĩa” các chức năng thành các tổ hợp phím bao gồm phím Command (một phím thêm trên bàn phím) được giữ trong khi gõ các chữ X (để cắt), C (để sao chép) và V (để dán). Các phím này nằm một cụm với nhau ở đầu bên trái của hàng dưới cùng trên bàn phím QWERTY tiêu chuẩn nên rất thuận tiện, đó là:
- Z để hoàn tác (Undo) – lệnh này cũng phổ biến không kém ba lệnh dưới.
- X để cắt (Cut)
- C để sao chép (Copy)
- V để dán (Paste)
Microsoft sau đó cũng đã ứng dụng vào Windows , sử dụng các phím CTRL thay cho phím Command. Nếu thời đó mà bạn dùng MS-DOS chuyển qua Windows, bạn sẽ thấy đây là một cuộc cách mạng vì MS-DOS phải dùng các tập lệnh nội trú rất cực khổ.
Năm 1993, Larry lên làm người đúng đầu điều hành sáng chế và phát triển sản phẩm mới cho Apple cho đến năm 1997 thì Larry rời Apple để tự tạo dựng nên Stagecast – một startup lập trình phát triển phần mềm dành cho ngành giáo dục.
Năm 2001 đến 2008 Larry Testler đã tham gia hợp tác và làm việc với rất nhiều công ty lớn như Yahoo, Amazon, 23andMe,… để phát triển giao diện người dùng, sau này ông đã trở thành người chuyên cố vấn về thiết lập UX cho các công ty phần mềm.
Tạm biệt Larry Tesler, 17/2/2020.