Báo cáo nêu bật những thành tựu nổi bật của tập đoàn trong việc thúc đẩy tiếp cận công nghệ toàn diện, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng cường các hoạt động tái chế và tái sử dụng.
Đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển
Trong năm 2024, Xiaomi đã đầu tư hơn 3,3 tỷ USD vào hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D), nâng tổng số bằng sáng chế toàn cầu lên hơn 42.000. Đội ngũ R&D của tập đoàn hiện có khoảng 21.000 nhân viên, chiếm gần 50% tổng số lao động, đóng vai trò nòng cốt trong việc phát triển hệ sinh thái thông minh “Người – Xe – Nhà”.
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất
Hai nhà máy trọng điểm là Xiaomi Smart Factory và Xiaomi EV Factory đã chính thức đi vào hoạt động trong năm 2024. Cả hai đều ứng dụng các công nghệ tiên tiến như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI) và hệ thống điện toán đám mây – biên – đầu cuối để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nâng cao hiệu suất và giảm thiểu tác động đến môi trường. Đặc biệt, dây chuyền tại Smart Factory đạt mức tự động hóa 81%, vượt mặt bằng chung của ngành.
Thúc đẩy công nghệ vì mọi người
Xiaomi cam kết mang đến trải nghiệm số bình đẳng và toàn diện cho tất cả người dùng, bao gồm cả những cá nhân có nhu cầu đặc biệt. Trong năm 2024, tập đoàn tiếp tục nâng cấp hệ thống hỗ trợ khả năng tiếp cận toàn diện, tập trung vào các nhóm người dùng chính như người khiếm thị, người khiếm thính và người khuyết tật vận động. Các tính năng mới được bổ sung bao gồm nhận dạng văn bản, phụ đề theo thời gian thực và điều khiển bằng cử chỉ.
Chẳng hạn, Xiaomi đã nâng cấp tính năng TalkBack – một công cụ trợ lý giọng nói được thiết kế dành cho người mù và người khiếm thị – và đơn giản hóa cách vận hành của nó bằng cách tận dụng khả năng nhận diện ký tự quang học (OCR) của hệ thống AI trong Xiaomi HyperOS. Nhờ đó, thiết bị có thể nhận dạng chính xác và đọc to văn bản trong hình ảnh theo thời gian thực, mang đến cho người dùng trải nghiệm “đọc” liền mạch.
Xiaomi HyperOS 2 – phiên bản mới nhất của Xiaomi HyperOS – đã tích hợp liền mạch chức năng phụ đề theo thời gian thực của Trợ lý AI với tính năng Nhận diện âm thanh của Xiaomi. Kết quả là độ chính xác trong chuyển đổi lời nói thành văn bản đạt tới 93%.
Không dừng lại ở đó, tập đoàn còn hướng tới việc phát triển công nghệ thân thiện với người cao tuổi. Trong năm 2024, Xiaomi đã hợp tác với nhiều tổ chức để triển khai chương trình “Vì cuộc sống an toàn và khỏe mạnh – Chung tay cải tạo không gian sống thân thiện cho người cao tuổi”, nhằm xây dựng các tiêu chuẩn, sản phẩm, ứng dụng và thiết kế góp phần nâng cao mức độ an toàn cho nhóm người dùng này.
Giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu
Xiaomi đặt mục tiêu đến năm 2030, các nhà cung ứng smartphone phải giảm trung bình 5% phát thải CO₂ mỗi năm và sử dụng tối thiểu 25% năng lượng tái tạo. Mục tiêu đến năm 2050 là 100% sử dụng năng lượng tái tạo trong chuỗi cung ứng.
Đến cuối năm 2024, Xiaomi đã hoàn tất đo vòng đời phát thải carbon cho 18 sản phẩm và áp dụng các phương thức vận chuyển đường biển và đường sắt, giúp giảm 3.378 tấn CO₂. Hoạt động vận hành đạt chứng nhận ISO 50001 về quản lý năng lượng.
Tăng cường hoạt động tái chế và tái sử dụng
Xiaomi triển khai các chương trình tái chế rác thải điện tử toàn cầu, với hệ thống phân cấp rõ ràng, bao gồm: chương trình thu cũ đổi mới, tân trang thiết bị, tháo dỡ linh kiện để xử lý hoặc sửa chữa, cùng việc thu mua các mẫu thử nghiệm sản phẩm nội bộ. Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2022 – 2026 là tái chế tổng cộng 38.000 tấn rác thải điện tử. Tính đến cuối năm 2024, Xiaomi đã hoàn thành gần 96% mục tiêu này.
Tại Trung Quốc, hơn 1,3 triệu thiết bị đã được thu hồi thông qua chương trình thu cũ đổi mới. Bên cạnh đó, chương trình này cũng được triển khai tại 9 quốc gia và vùng lãnh thổ khác, ghi nhận 23.353 đơn hàng đổi trả thiết bị. Mảng tân trang thiết bị cũng được mở rộng sang các dòng sản phẩm như laptop, máy chiếu và màn hình, với hơn 130.000 thiết bị được tân trang trong năm 2024, tăng 4,7% so với năm 2023.
Ngoài ra, vật liệu tái chế đã được tích hợp vào quá trình thiết kế và sản xuất các sản phẩm như smartphone, xe điện thông minh và thiết bị gia dụng thông minh. Chẳng hạn, mặt lưng của Xiaomi 14T được làm từ vật liệu sinh học chiết xuất từ bã chanh, trong đó một nửa polyurethane được sản xuất từ nguyên liệu sinh học. Nhôm tái chế được sử dụng trong khung giữa đúc khuôn của Xiaomi 14T, và nhôm, vàng, đồng tái chế được dùng để sản xuất các link kiện âm thanh của sản phẩm.
Tại Nhà máy Thông minh Xiaomi (Xiaomi Smart Factory), hệ thống quản lý “không chôn lấp rác thải” đã được triển khai nhằm tái chế và xử lý hiệu quả, giảm thiểu tối đa lượng rác thải ra bãi chôn lấp. Trong năm 2024, nhà máy đạt tỉ lệ chuyển hướng rác thải (WDR) lên đến 99,35% và được TÜV Rheinland cấp Chứng nhận Hệ thống Quản lý không phát thải rác ra bãi chôn lấp với xếp hạng 3 sao – mức cao nhất trên toàn cầu.
Xiaomi cam kết tiếp tục theo đuổi sự đổi mới và đột phá, đồng thời đẩy nhanh hành trình phát triển bền vững, với mục tiêu xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho cộng đồng và môi trường.