Nếu bạn cần test nhiệt độ CPU một cách nhanh nhất thì ứng dụng hoàn toàn miễn phí CPUID HWMonitor là lựa chọn tốt cho bạn.
Khi dùng laptop hay máy tính, nhiều bạn sẽ có nhu cầu thông tin về nhiệt độ, tình trạng phần cứng hiện tại trong máy của mình. HWMonitor là phần mềm có khả năng làm được việc này và hỗ trợ với hầu hết các chip cảm biến phổ biến hiện nay. Theo ghi chú phát hành thì ứng dụng đã có bản cập nhật cuối năm 2019 để hỗ trợ các cảm biến mới, do đó hầu như bạn có thể sử dụng HWMonitor để test nhiệt độ CPU nhanh trên bất kỳ máy tính nào.
HWMonitor hoạt động như thế nào để test nhiệt độ CPU?
Là một ứng dụng theo dõi phần cứng máy tính, HWMonitor có thể đọc các chỉ số liên quan đến hệ thống máy tính như: điện áp, nhiệt độ hay tốc độ quạt nhờ các cảm biến trong máy mà ứng dụng truy xuất được. CPUID HWMonitor sử dụng công nghệ S.M.A.R.T giúp bạn có được kết quả kiểm tra chính xác nhất với các thành phần phần cứng.
Sau khi cài đặt và chạy ứng dụng, bạn sẽ nhận được một giao diện rất nhanh như bên dưới:
Như ảnh trên cho thấy, CPUID HWMonitor có thể giúp bạn tham khảo các chỉ số liên quan đến hệ thống máy tính như: điện áp (voltages), nhiệt độ (temperatures) hay tốc độ quạt. Các chip cảm biến như ITE IT87, Winbond ICs đều được HWMonitor hỗ trợ giúp người dùng nắm rõ tình hình hoạt động của phần cứng, test nhiệt độ CPU nhanh để có biện pháp xử lý các sự cố kịp thời.
Ngoài khả năng theo dõi nhiệt độ CPU, CPUID HWMonitor cũng giúp bạn xem nhanh các thông số như mainboard, card video cũng như các thiết bị lưu trữ (ổ cứng).
Do đọc thông tin từ các cảm biến trên máy nên thông số được hiển thị trong CPUID HWMonitor là theo thời gian thực dựa theo nhiệt độ và các biến được liệt kê thay đổi khi máy tính của bạn. Khi PC hay laptop đảm nhận nhiều công việc hơn và bạn sẽ thấy các thông số này liên tục thay đổi.
Ví dụ khi bạn bắt đầu mở game hay một ứng dụng xử lý đồ hoạ đòi hỏi hệ thống phải hoạt động nặng hơn, các chỉ số trong HWMonitor sẽ tăng lên cao hơn nhiều. Nhờ việc test nhiệt độ CPU nhanh này, ứng dụng hỗ trợ cho bạn trong việc giám sát phần cứng, thông qua các thông số hiển thị trên màn hình, bạn có thể biết được khi nào điệp áp tăng hoặc giảm, hay nhiệt độ vượt quá mức cho phép.
HWMonitor cũng có một bản Portable không cần cài đặt cung cấp các tính năng tương tự trong việc kiểm tra và cung cấp các thông tin phần cứng.
Tải ứng dụng CPUID HWMonitor tại đây.
Máy tính của tôi nên ở nhiệt độ nào?
Theo trang makeuseof đưa ra thì không có nhiệt độ lý tưởng cho máy tính của bạn. Nó sẽ phụ thuộc vào những thành phần được trang bị trong máy tính của bạn. Ví dụ: nếu bạn có một card đồ họa mạnh thì sẽ không hợp lý khi nó đạt tới 70 đến 80°C khi chơi game.
Với các máy tính hay laptop đời mới, các thành phần hiện đại sẽ tự “điều tiết” máy tính của bạn nếu chúng đạt nhiệt độ quá cao, vì vậy nếu bạn nhận thấy máy tính chậm lại đáng kể, rất có thể máy đã quá nóng và “hệ thống điều tiết” đang làm nhiệm vụ của mình.
Dĩ nhiên máy tính của bạn quá lạnh cũng thực sự không tốt. Nếu nó dưới nhiệt độ phòng, có nguy cơ các giọt nước tích tụ trên các thành phần từ độ ẩm trong phòng của bạn. Có thể nói tất cả các thành phần có nhiệt độ riêng biệt. Bạn nên tham khảo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất để xem nhiệt độ khuyến nghị của họ là bao nhiêu. Sau đó bạn có thể dùng HWMonitor để test nhiệt độ CPU cũng như các thành phần xem hợp lý chưa.
Làm cách nào để làm mát máy tính của bạn
Sau khi test nhiệt độ CPU cũng như các thành phần và bạn thấy nhiệt độ có vẻ khá cao. Bạn nên dùng hai thủ thuật đơn giản để cải thiện tình hình.
Đầu tiên là bạn hãy dời vị trí sử dụng máy tính hay laptop của bạn. Ví dụ nếu bạn đặt trên sàn thì sàn gạch và sàn trải thảm sẽ khác nhau. Với sàn trải thảm thì dùng một thời gian bạn sẽ có vô số bụi trong thùng máy và điều này làm tăng nhiệt độ máy tính.
Việc máy tính của bạn ở gần một nguồn nhiệt khác cũng gây ảnh hưởng, ví dụ bạn để gần… tủ lạnh hay để trong một góc hẹp. Hãy luôn đảm bảo máy tính có đủ chỗ cho quạt tạo được luồng lưu thông không khí đầy đủ, giúp tản nhiệt tốt.
Dọn dẹp bên trong máy tính của bạn cũng là một giải pháp cần lưu ý. Bụi có thể làm tắc nghẽn lỗ thông hơi và quạt trong máy tính, từ đó hệ thống của bạn sẽ quá nhiệt. Hãy luôn để ý làm sạch máy tính sau vài tháng để máy luôn đảm bảo luồng lưu thông không khí, giúp tản nhiệt tốt.
Trước khi bạn dọn dẹp bên trong máy tính, hãy đảm bảo hệ thống đã tắt nguồn và rút cáp nguồn. Sau đó, lấy một máy thổi khí và một miếng vải sợi nhỏ. Tốt nhất, bạn nên làm điều này ở bên ngoài và lưu ý nên dùng dụng cụ để làm thay vì bạn thổi miệng nhé 😀
Một trong những “phụ kiện” bạn cần để ý nhất là quạt CPU, quạt bên ngoài thùng máy. Giữ quạt đứng yên và thổi nó bằng một bóng bóp cao su làm sạch bụi để loại bỏ bụi, bạn cũng có thể dùng vải làm sạch bụi lưỡi quạt nếu có thể.
Hãy luôn để ý nhiệt độ máy tính
Với một công cụ đơn giản như HWMonitor, bạn có thể theo dõi nhiệt độ máy tính, test nhiệt độ CPU và các thành phần khác của máy tính dễ dàng. Từ đó nếu phát hiện trường hợp quá nhiệt thì bạn có thể nhanh tay xử lý như các hướng dẫn ở trên.
Ngoài HWMonitor bạn cũng có thể sử dụng Core Temp hay NZXT CAM với tính năng tương tự.
Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn!
Xem thêm: Hướng dẫn khắc phục nhiệt độ CPU cao trong Windows 11