Từ Samsung, Apple cho tới LG, công ty nào cũng có cho mình những cách khác nhau để xử lí khủng hoảng bất ngờ ập đến với smartphone con cưng của mình.
Công nghệ ngày nay đang phát triển một cách chóng mặt. Ai chậm chân, ai không bắt kịp được thời đại thì tất yếu sẽ trở nên lạc hậu. Đứng trước sức ép này, mỗi năm, các ông lớn lại tung ra một chiếc flagship mới nhằm khẳng định vị thế của mình.
Tuy nhiên, dục tốc bất đạt, vội vàng thường sẽ xảy ra sai sót và smartphone cũng không phải ngoại lệ. Chỉ tới khi smartphone con cưng của các nhà sản xuất lớn như Samsung, Apple và LG gặp sự cố, chúng ta mới có dịp suy ngẫm về cách hàng xử của họ…
# Apple: sự cố với iPhone 4 và iPhone 6 Plus
Thế nhưng, trên đời không có gì là hoàn hảo, chiếc iPhone 4 vẫn có một điểm trừ rất lớn đó là việc thường xuyên bị mất sóng và chập chờn. Tuy nhiên, cách giải quyết khủng hoảng của Apple ở thời điểm đó lại khiến nhiều người phải ngỡ ngàng.
Cụ thể, Apple đã đưa ra thông báo như sau:
“Khi người dùng nắm chặt bất kì chiếc điện thoại nào trong lòng bàn tay, họ đều làm giảm khả năng bắt sóng của ăng ten. Đây là sự thật hiển nhiên cho mọi chiếc smartphone, và nếu bạn gặp phải tình trạng này với iPhone 4, hãy tránh cầm nó và tì mạnh vào góc dưới bên trái. Bạn cũng có thể đổi bất kì tư thế cầm nào khác, miễn là chừa chỗ đó ra”.
Ngay sau đó, rất nhiều người dùng đã tỏ ra bức xúc: “Cứ cho là chiếc điện thoại nào cũng sẽ bị giảm sóng khi cầm nắm chặt trong lòng bàn tay, nhưng tới mức 4 vạch còn 1, hoặc mất sóng hoàn toàn như iPhone 4 thì quả là hiếm thấy”.
Thậm chí, nhiều người còn chỉ ra rằng, trong video quảng cáo iPhone 4 trước đó, có rất nhiều đúp hình người mẫu đã cầm sai cách nhưng vẫn thực hiện gọi điện bình thường.
Điều này chỉ càng chứng tỏ, iPhone 4 đã xảy ra sự cố không thể chối cãi. Và cho tới phút chót, quyết định của Apple vẫn là làm ngơ.
Tất nhiên, như một thói quen, Apple sau đó lại tiếp tục “vòng vo tam quốc”, khi công ty này tự bào chữa rằng, iPhone bị cong là điều rất hiếm khi xảy ra và chỉ có 9 trường hợp được ghi nhận trong 6 ngày đầu tiên mở bán.
Dù không trực tiếp thừa nhận sự cố nói trên, nhưng trong những lô hàng xuất xưởng sau đó, người ta phát hiện thấy Apple đã âm thầm gia cố lại khu vực yếu điểm trên iPhone 6 Plus.
# LG: sự cốvới LG G4
Sau một khoảng thời gian dài “im bặt” để tiến hành điều tra, phải đến tháng 1/2016 (nghĩa là 9 tháng sau đó), LG mới chính thức chịu thừa nhận lỗi trên G4 và cho rằng đây là một sự cố phát sinh từ phần cứng.
Đồng thời, LG cũng tuyên bố sẽ sửa chữa và bảo hành miễn phí toàn bộ các máy G4 mắc phải sự cố nói trên.
Mặc dù LG đã nhận trách nhiệm về mình, nhưng điểm đáng lên án là họ đã để khách hàng phải “chờ đợi trong vô vọng” suốt một khoảng thời gian dài. Đáng lẽ ra, LG phải có những biện pháp trấn an người dùng sớm hơn, thay vì cách làm như trên.
# Samsung: sự cốvới Galaxy Note7
Toàn thế giới ghi nhận có 35 sự cố liên quan đến viên pin Galaxy Note7 trong tổng số 2,5 triệu máy mà Samsung đã bán ra, một tỉ lệ rất nhỏ.
Điều đáng nói là Samsung đã thẳng thắn nhận khuyết điểm, nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng, thay vì bưng bít và rũ bỏ trách nhiệm, nhất là trong thời điểm nhạy cảm Apple đã sẵn sàng tung ra iPhone 7 vào tuần tới.
Có thể công ty Hàn Quốc chưa mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, nhưng cảm giác được quan tâm, được tôn trọng là thứ khiến người dùng hài lòng hơn cả.
Cần nhấn mạnh, niềm tin đôi khi được vun đắp từ những hành động nhỏ nhất, biết đâu với Samsung, lần này chịu lùi một bước để tiến tới hai, ba bước?
Theo cafebiz