Game cũ mà hay: Nemesis of the Roman Empire

Đăng bởi: Ngày: 28/08/2017

Nemesis of the Roman Empire được hãng Enlight Software phát hành có thể coi là một bức tranh hoàn chỉnh nhất kể về lịch sử thế giới cổ đại, sự phát triển và kết thúc của hai nền đế chế cổ xưa vốn được nhắc đến như những tượng đài của nghệ thuật chiến tranh.

Khi nhắc đến La Mã cổ đại, mọi người đều ngưỡng mộ những kiến trúc hoàn mỹ bậc thầy, quân đội viễn chinh thiện chiến và lãnh thổ rộng lớn bao trùm từ Địa Trung Hải đến toàn bộ Bắc Phi… Lấy ý tưởng từ những cuộc chiến tranh bành trướng của La Mã, các nhà sản xuất game hiện đại đã xây dựng nên Ceasar III, Preatorians và Rome Total War. Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả. Ngược dòng thời gian về thời điểm trước khi ánh hào quang của Julius Ceasar bắt đầu toả sáng, La Mã đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của rất nhiều dân tộc quả cảm. Nemesis of the Roman Empire được hãng Enlight Software phát hành có thể coi là một bức tranh hoàn chỉnh nhất kể về lịch sử thế giới cổ đại, sự phát triển và kết thúc của hai nền đế chế cổ xưa vốn được nhắc đến như những tượng đài của nghệ thuật chiến tranh.

Trong chúng ta chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua nhiều câu chuyện về những chiến công lừng lẫy của đế quốc La Mã. Họ là nỗi khiếp sợ của khắp Địa Trung Hải nhưng ít ai biết La Mã cũng đã từng có một kẻ thù hùng mạnh là Carthage – trái tim khu vực Bắc Phi – có nền thương nghiệp hàng hải phát triển mạnh mẽ rộng khắp Địa Trung Hải. Dĩ nhiên, giữa hai cường quốc La Mã và Carthage không thể đạt thỏa hiệp trong việc phân chia Địa Trung Hải và chiến tranh xảy ra là điều không thể tránh khỏi. Rất nhiều cuộc xung đột đã nổ ra, trong đó có ba cuộc chiến lớn nhất và quan trọng nhất mà ngày nay, các nhà sử học gọi đó là The Punic Wars. Hãng Haemimont đã thành công trong việc tái hiện chúng trong Nemesis of the Roman Empire.

Nemesis of the Roman Empire 2004

Năm 264 TCN, đế chế La Mã mở rộng sự thống trị của mình ra toàn bán đảo Italy và bắt đầu dòm ngó đến những hòn đảo ngoài khơi Địa Trung Hải. Đích nhắm đầu tiên chính là Sicilly; một trong ba đảo quốc trù phú, rộng lớn nằm giữa La Mã và Carthage, vốn thuộc quyền cai trị của người Carthage. Với ưu thế quân sự, La Mã nhanh chóng chiếm được miền đông Sicilly và đẩy lùi ảnh hưởng của Carthage về phía tây hòn đảo. Mặt khác, lợi dụng cuộc nổi dậy của Messana chống lại Carthage, La Mã nhảy vào can thiệp và làm bùng nổ cuộc chiến tranh đầu tiên mở màn cho những cuộc chiến sau này. Cuộc chiến kết thúc vào năm 241 TCN với chiến thắng nghiêng về La Mã được đánh dấu bằng một hiệp ước giữa La Mã và Carthage buộc Carthage phải nhường đảo quốc Sicilly. Không dừng lại ở đó, Corsica và Sardinia, hai đảo quốc trù phú còn lại, lần lượt cũng trở thành mục tiêu bị La Mã chinh phục.

Nemesis of the Roman Empire 2004

Sau khi thất bại và mất cả ba hòn đảo vốn là nguồn lợi vô tận, Carthage quyết định mở một hướng đi mới để gầy dựng lại đế chế Carthage: xâm lược Tây Ban Nha. Diễn biến của cuộc chinh phục này như thế nào? Kết quả của những trận Punic War ra sao? Kể từ bây giờ lịch sử nằm trong tay người chơi và chính họ sẽ quyết định dân tộc nào sẽ giành chiến thắng chứ không phải tuân theo những gì mà lịch sử đã ghi chép lại…

Gauls, Romans, Iberians và Carthaginians là bốn dân tộc người chơi được phép chọn lựa trong Nemesis of the Roman Empire. Nếu tính luôn màn huấn luyện thì Nemesis of the Roman Empire có sáu chiến dịch khác nhau gồm: Battle of Saguntum, Hannibal’s Campaigns, Numantia’s Siege, Osca Siege và The Punic War; trải dài từ năm 264TCN đến 146TCN, thuật lại hơn 100 năm xung đột giữa La Mã và Carthage. Các dân tộc trong Nemesis of the Roman Empire ảnh hưởng đến nội dung rất lớn vì họ đều là những đồng minh của Carthage hay La Mã trong lịch sử nên game dành cho mỗi dân tộc một chiến dịch. Chắc chắn bạn sẽ không cảm thấy nhàm chán khi chuyển đổi qua lại vì mỗi dân tộc đều có kiến trúc và binh chủng đặc trưng.

Nemesis of the Roman Empire 2004

Dường như Haemimont muốn người chơi chú tâm nhiều về mặt quân sự hơn kinh tế nên đã đơn giản kinh tế của Nemesis of the Roman Empire đến mức tối đa. Trong Nemesis of the Roman Empire chỉ có hai loại tài nguyên chính và cũng rất quan trọng trong game: lương thực và vàng. Vàng được dùng để mua lính và nâng cấp các công trình, còn lương thực được sử dụng để tăng dân số cũng như duy trì sự sống cho quân đội. Trong đó, lương thực là tài nguyên tối quan trọng, nếu không có lương thực, quân đội sẽ mất dần sức sống và dễ bị hạ gục trên chiến trường. Do đó nếu muốn chiến thắng, game yêu cầu người chơi phải cung cấp lương thực đầy đủ, chăm lo cho quân đội một cách thường xuyên bằng cách sản xuất ra những chú la vận chuyển hàng theo sau quân đội để làm công tác hậu cần. Bạn thấy đấy, Nemesis of the Roman Empire buộc người chơi phải đầu tư nghiên cứu chiến thuật thật kỹ lưỡng để vừa cung cấp đủ lương thực cho quân đội vừa chiến thắng kẻ thù với ít tổn thất nhất, chứ không phải lợi dụng quân số đông để ‘lấy thịt đè người’ như cách vẫn thường làm trong những game chiến thuật khác. Không như những game cùng thể loại, tuy đơn giản nhưng sự phức tạp của Nemesis of the Roman Empire chủ yếu tập trung vào việc xây dựng kinh tế hơn là huấn luyện quân đội. Khác biệt lớn nhất của Nemesis of the Roman Empire chính là không cho phép người chơi xây dựng thêm nhà cửa mà chỉ cung cấp sẵn một căn cứ đủ để bạn đào tạo ra các chiến binh và nâng cấp những trang thiết bị cần thiết cho công cuộc chinh phạt của mình. Game cũng không cho phép sử dụng nông dân để khai thác tài nguyên hay dùng bất cứ hình thức nào khác để thực hiện điều này. Muốn tăng vàng, người chơi chỉ có cách đánh thuế lên người dân trong thành phố hay giao thương bằng la với những ngôi làng đã thu phục (capture) được. Đối với lương thực cũng vậy, nếu người chơi muốn tăng nhanh tài nguyên thì có thể trao đổi bằng vàng hay lương thực.

Nemesis of the Roman Empire 2004

Bản đồ của Nemesis of the Roman Empire hết sức rộng lớn nên sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian để hoàn tất một màn chơi cho dù người chơi đang chơi màn đơn hay đi theo chiến dịch. Tuy game có thiết kế đường tắt qua những hang động nhưng người chơi rất khó nhận ra. Game khá khó ngay cả khi người chơi đã chọn cấp độ dễ, chủ yếu vì căn cứ của đối phương được bảo vệ quá kỹ lưỡng: bên ngoài có tháp canh bắn tên tới tấp, còn bên trong thì quân đội của kẻ thù đông gấp bội,… Điều này gây nhiều vất vả cho những người mới bắt đầu chơi. Nếu người chơi không đi theo chiến dịch mà chơi từng màn riêng lẻ thì Nemesis of the Roman Empire lại có chiến thuật khác đủ khiến bạn đau đầu: máy không ồ ạt tấn công với nhiều quân lính cùng lúc mà chia đội hình thành từng nhóm nhỏ và tấn công người chơi dồn dập từ khắp mọi hướng của căn cứ. Khởi đầu người chơi có thể đào tạo thật nhiều lính nhưng liệu người chơi có đem quân đi chinh phạt được hay không lại là chuyện khác. Toàn bộ bản đồ đều bị che ‘sương mù’ nên rất khó xác định chính xác căn cứ kẻ thù. Trong khi đó, quân đội địch có thể bất ngờ tấn công. Đặc biệt trong lúc người chơi đem quân đi đánh thì lãnh thổ không còn được quân đội bảo vệ và trở thành miếng mồi ngon. Nếu người chơi có kịp thời phát hiện ra thì cũng khó mà quay trở về kịp thời vì kích thước của bản đồ rất rộng. Một vấn đề khác nên lưu ý nữa là Nemesis of the Roman Empire không có khái niệm phá hủy tức là người chơi không thể sử dụng quân đội để đánh sập một công trình nào đó, thay vào đó chỉ có thể gây thiệt hại cho nó tới mức tối đa để biến nó thành vô dụng hoặc sử dụng quân đội để thu phục làng mạc, pháo đài để phục vụ cho công tác trinh sát hay thu thập tài nguyên. Có thể bạn nghĩ gameplay như vậy rất chán nhưng cảm giác đó sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn làm quen với Nemesis of the Roman Empire.

Nemesis of the Roman Empire 2004

Điểm thú vị của Nemesis of the Roman Empire là không giới hạn quân số, người chơi có thể mua thật nhiều lính tùy theo số vàng mình có nhưng phải lưu ý đến chỉ số lương thực, nếu không quân đội bạn sẽ chết dần chết mòn và coi như đổ sông đổ biển số vàng đã đầu tư. Mỗi trận đánh có đến hàng ngàn đơn vị tham gia, trông đều mắt và hoành tráng nên khá cuốn hút người chơi. Số lượng binh chủng giống nhau cho mọi dân tộc nhưng khác biệt về ‘mẫu mã’. Mỗi loại quân có chỉ số tấn công và ưu nhược điểm tùy theo từng dân tộc. Chẳng hạn La Mã có quân Preatorians cực kỳ mạnh trong cận chiến nhờ có khiên lớn chống đỡ được những mũi tên nguy hiểm từ Archers; hay dân tộc Gauls lại có đơn vị nữ chiến binh (Women Soldiers) chuyên ‘trị’ kỵ binh,… Đồng thời mỗi dân tộc có một đơn vị phù thủy riêng: Gaul có Gaul Druid, Iberians thì có Enchantress,… Nếu trên chiến trường mà người chơi được phù thủy hỗ trợ thì cơ hội chiến thắng cao hơn – giúp ‘bơm máu’ cho quân nhà và nguyền rủa kẻ thu! Ngoài ra, mỗi đơn vị lính đều có một ‘tuyệt chiêu’ riêng (Death Blow của Woman Soldier hay Spread Damage của Archers…) và là vũ khí lợi hại nhất để giành chiến thắng nếu người chơi biết vận dụng linh hoạt. Bất cứ một đội quân nào cũng cần có chỉ huy nên Nemesis of the Roman Empire đưa vào hệ thống các anh hùng (Hero), thường cưỡi ngựa trắng và có chỉ số tấn công cao hơn hẳn. Muốn giao quân cho anh hùng, người chơi chọn đội quân rồi nhấp phải vào anh hùng. Khả năng điều khiển của anh hùng rất có lợi vì sau mỗi trận chiến, anh hùng sẽ thu được điểm kinh nghiệm (exp point) và chia đều cho các đơn vị mà hero đó chỉ huy. Điểm kinh nghiệm càng nhiều nghĩa là cấp độ của quân đội càng cao và chỉ số tấn công sẽ tăng nhanh, nhiều lợi thế khi đụng độ với hàng trăm quân cùng lúc. Game cũng có một hệ thống đồ chơi (item) rất hữu ích như Finger of Death, Horn of Victory,… được đặt rải rác khắp bản đồ, tất cả chiến binh đều có thể nhặt lấy và sử dụng. Mỗi đơn vị có thể mang tối đa 4 món trừ một số món chỉ có hero mới có thể lấy được từ những phế tích (ruins).

Nemesis of the Roman Empire 2004

Nếu chỉ được phép miêu tả đồ họa của Nemesis of the Roman Empire qua hai từ thì tôi chọn ‘sắc sảo’. Thật vậy, tuy theo một số người đồ họa của game còn nhiều khuyết điểm nhưng theo cá nhân tôi thì như vậy cũng đã quá đủ cho một game chiến lược như Nemesis of the Roman Empire. Game có những công trình to lớn được vẽ chi tiết đến nỗi bạn có thể cảm nhận được những lớp bụi bám trên cửa sổ từng ngôi nhà hay vết bóng đổ dưới chân rất khớp với các chiến binh và dân làng khi chuyển động. Phần lớn khâu thiết kế đồ họa đều được xây dựng dựa trên nền tảng công nghệ 2D nhưng cây cỏ vẫn đủ sức lay động trong gió, nước vẫn có khả năng lấp lánh và trong veo… Bạn còn mong muốn gì hơn về mặt đồ họa đối với một game dàn trận hai chiều như Nemesis of the Roman Empire? Chuyển động của các nhân vật cũng được thiết kế khá nhuyễn, chẳng hạn những đoàn kỵ binh lao đi vun vút mà ta có thể nhìn rõ được cơ bắp của từng chiến mã. Tuy nhiên đôi lúc chuyển động vẫn còn hơi vô lý – khuyết điểm chung của hầu hết các game dàn trận 2D. Chẳng hạn quân lính có thể quay ngược ra sau 180o trong vòng chưa đến một giây! Các thế đánh của quân đội vẫn còn khá đơn điệu nhưng nhìn chung vẫn đẹp hơn Age of Empire của Microsoft ngày xưa.

Nemesis of the Roman Empire 2004

Góp phần vào mặt đồ họa là âm thanh sống động. Nhạc nền của Nemesis of the Roman Empire nghe rất sôi nổi và hào hứng ngay từ khi bạn bước vào màn hình của game. Mở đầu nghe khá êm dịu nhưng càng về sau sẽ càng dồn dập, tiết tấu nhanh và pha lẫn chút phong cách Rock hiện đại! Có thể không cần nói các bạn cũng biết loại âm nhạc này rất thích hợp cho những trận đánh gay cấn, căng thẳng và đem lại nhiều nhiệt huyết cho người chơi; nhưng nếu đang trong thời bình mà rộn lên thì hơi vô duyên. Khâu lồng tiếng mới chính là điểm yếu nhất của Nemesis of the Roman Empire. Gần như toàn bộ những cuộc đối thọai của các nhân vật trong game đều được thể hiện qua những khung chữ vô hồn vô cảm. Thỉnh thoảng các nhân vật cũng ‘thốt’ lên được vài câu nhưng cũng không giúp ích gì hơn ngoài những câu nói nhát gừng và rất nhàm chán. Bù lại, phần tiếng động được thực hiện khá tốt, chủ yếu là tiếng vũ khí, giáp, va chạm, tiếng vó ngựa cùng với tiếng hò hét của chiến binh… Nói chung, âm thanh của NOTRE không đến nỗi tồi nên bạn yên tâm vặn lớn volume khi chơi.

Nemesis of the Roman Empire 2004

Nhìn chung, Nemesis of the Roman Empire là một trò chơi độc đáo nhất trong những game chiến lược mà tôi đã từng chơi qua. Không cho phép xây nhà, không thể phá hủy các công trình, kinh tế đơn giản đến mức khó hiểu,… là những điểm có thể làm người mới chơi bỡ ngỡ và những tay sành sỏi cảm thấy nhàm chán. Nhưng đừng để ý nghĩ đó che đi những ưu điểm của Nemesis of the Roman Empire. Với hình ảnh đẹp, âm thanh hay, cách chơi sáng tạo và trên hết là cốt truyện hấp dẫn bám sát lịch sử là cơ hội tốt để bạn vừa chơi vừa học, biết thêm về ba cuộc chiến tranh lớn nhất thời cổ đại và lai lịch những vị tướng tài ba của thế giới… những vị anh hùng tài giỏi, danh tiếng lẫy lừng không thua kém gì đại đế Ceasar của La Mã. Tuy lấy đề tài chiến tranh và số lượng quân lính trong game lên đến hàng trăm ngàn, nhưng tuyệt nhiên Nemesis of the Roman Empire không hề có cảnh đổ máu hay tàn sát. Do đó, Nemesis of the Roman Empire thật sự dành cho mọi lứa tuổi.

Theo PC World Việt Nam 2004

Một trải nghiệm độc đáo từ lịch sử thực tế

Các trò chơi chiến thuật thường phải đối mặt với thách thức trong việc thu hút người chơi bằng nội dung không chỉ giải trí mà còn gần gũi với thực tế lịch sử. Nemesis of the Roman Empire tạo ra một môi trường thú vị nơi mà người chơi không chỉ tham gia vào chiến dịch quân sự mà còn khám phá các yếu tố xã hội, kinh tế và văn hóa của thời kỳ cổ đại. Việc tham gia và trải nghiệm cảm giác vừa là người lãnh đạo quân đội vừa là người quản lý đất nước chắc chắn mang lại sự cuốn hút cho người chơi.

Khả năng tương tác trong gameplay

Không chỉ dừng lại ở việc chỉ huy quân đội, game còn cho phép người chơi thực hiện các quyết định chiến lược quan trọng về ngoại giao, thương mại và quản lý tài nguyên. Người chơi có thể lựa chọn giữa thỏa hiệp và đấu tranh, mở rộng mối quan hệ với các dân tộc khác hoặc thậm chí là âm thầm gây rối nội bộ trong hàng ngũ của kẻ thù, điều này mang lại tính hấp dẫn cao hơn cho từng hồ sơ chơi.

Điểm yếu trong thiết kế dường như có thể cải thiện

Mặc dù nói rằng game có nét đồ họa sắc sảo và âm thanh sống động, nhưng đôi khi sự thiếu mạch lạc trong cách thể hiện câu chuyện và sự phát triển nhân vật có thể khiến người chơi cảm thấy thiếu tính kết nối. Một chế độ chơi mở rộng hơn với nhiều tùy chọn cốt truyện khác nhau cũng như sự đa dạng trong các nhiệm vụ có thể giúp game nâng cao tính hấp dẫn.

Thảo luận cộng đồng và hỗ trợ từ người chơi

Nemesis of the Roman Empire có thể đạt được những giá trị cao hơn nếu có sự hỗ trợ từ cộng đồng người chơi thông qua các diễn đàn, hướng dẫn và kinh nghiệm chơi từ những người đi trước. Khuyến khích lập các nhóm thảo luận và chia sẻ mẹo có thể giúp cải thiện phần nào trải nghiệm của game thủ.

Các bản cập nhật và mở rộng trong tương lai

Cuối cùng, việc ra mắt các bản cập nhật hay mở rộng nội dung thêm cho game có thể làm tăng sức hấp dẫn trong lòng game thủ. Một số ý tưởng có thể bao gồm thêm nhiều chủng tộc, quân đội, và cốt chuyện mới, hay thậm chí là các tính năng multiplayer giúp người chơi trở thành đồng minh hoặc kẻ thù với nhau trên cùng một chiến trường.