• ĐÁNH GIÁ
  • TƯ VẤN
  • KHUYẾN MẠI
  • THỦ THUẬT
  • ỨNG DỤNG
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
No Result
View All Result

TRAINGHIEMSO.VN > ĐÁNH GIÁ > Đánh giá game Namco Museum Archives Volume 1 và Volume 2

Đánh giá game Namco Museum Archives Volume 1 và Volume 2

Namco Museum Archives Volume 1 và Volume 2 là phiên bản quốc tế của bộ sưu tầm game kinh điển từ thời 8 bit, trước đó vài tháng từng được phát hành tại thị trường Nhật Bản với tên gọi Namcot Collection.

Việc phát hành những tựa game kinh điển từ các thời đại 8 bit hay 16 bit vốn không phải chuyện lạ, nhưng cách đặt tên những bộ sưu tầm của Bandai Namco trong trường hợp hai bộ Namco Museum Archives rất dễ gây nhầm lẫn. Cái tên Namco Museum đã từng xuất hiện trên rất nhiều nền tảng, có nhiều hậu tố biến tấu cái tên gốc này cũng như sự khác biệt về các tựa game đi kèm. Nói đâu xa, người chơi Nintendo Switch từng nhận được bộ Namco Museum vào giữa năm 2017 với 11 game đó thôi.

Namcot Collection nghe có vẻ lạ, nhưng kỳ thực Namcot là tên thương hiệu mà Namco sử dụng ngày xưa từ thời NES. Nó đúng tên đúng người, nhưng không hiểu vì lý do gì mà Bandai Namco lại quyết định đổi thành Namco Museum Archives, rất dễ gây nhầm lẫn với rất nhiều bộ sưu tầm khác sử dụng cái tên hao hao này. Chưa kể, thay vì phát hành thành một bộ sưu tầm lớn, họ lại chia nhỏ thành hai bộ Volume 1 và Volume 2. Trong đó, Namco Museum Archives Volume 1 có nhiều tựa game trùng với Namco Museum từng phát hành trên Nintendo Switch trước đây, mang cảm giác bình mới rượu cũ với người chơi nền tảng này.

Đánh giá game Namco Museum Archives Volume !

Tin mừng là mỗi bộ Namco Museum Archives có kèm theo ít nhất một tựa game mới toanh. Trường hợp của Volume 1 là Pac-Man Championship Edition, nhưng không phải là cái tên từng phát hành trên nhiều nền tảng khác nhau. Thay vào đó, đây là phiên bản “demaster” xuống đồ họa 8 bit với lối chơi “nguyên bản”. Volume 2 thì “tỏa sáng” với Gaplus, phần tiếp theo của Galaga và thuộc series game Galaxian, “dân chơi” ngày xưa thường gọi là game bắn ruồi. Đáng chú ý, tựa game này chưa bao giờ được phát hành cho NES trước đây. Không khó để nhận ra đó kỳ thực là hai “ngôi sao sáng” của series Namco Museum Archives.

Ngược lại, so với cái tên trong Namcot Collection được phát hành tại thị trường nội địa đất nước mặt trời mọc, tôi cũng đôi chút thất vọng khi nhận ra các tựa game trong hai bộ Namco Museum Archives “hao hụt” khá nhiều. Đơn cử như không có Wagan Land ngày xưa tôi khá thích, hay Kaiju Monogatari mà trước đây bạn chỉ có thể trải nghiệm thông qua các bản chuyển ngữ fanmade nếu không biết tiếng Nhật. Ngược lại, trong số này cũng có vài cái tên “ngôi sao ít sáng” hơn một chút như Dragon Spirit: The New Legend hay Mappy-Land cùng vài cái tên khác mà một người từng có thâm niên chơi NES như tôi cũng không hề biết đến.

Đặc biệt, Namco Museum Archives Volume 2 có một tựa game mà có lẽ gần như người chơi NES nào ngày xưa cũng biết đến là Battle City. Đó chính là game bắn xe tăng theo cách gọi truyền miệng quen thuộc của “dân chơi” 8x và 7x “khi xưa ta bé”. Tương tự, Namco Museum Archives Volume 1 cũng đi kèm với “mèo bắt chuột” Mappy cũng “nổi tiếng” không kém gì bắn xe tăng. Các tựa game trong mỗi bộ Namco Museum Archives nếu không thuộc loại “cũ người mới ta” thì cũng “người thích kẻ ghét”. Đơn cử như người viết chỉ hào hứng với khoảng 1/3 trong số danh sách này của mỗi bộ. Những cái tên còn lại nếu không xa lạ thì cũng chưa hấp dẫn bằng.

Đánh giá game Namco Museum Archives Volume 1

Tuy nhiên, xa lạ không có nghĩa là không hấp dẫn. Splatterhouse: Wanpaku Graffiti trong Namco Museum Archives Volume 1 chẳng hạn. Tựa game này giống như một phiên bản trào phúng của game Splatterhouse ngày xưa, với phong cách đồ họa có chút hơi hướng anime của thập niên 80. Đây là lần đầu tiên tựa game này được chuyển ngữ chính thức tiếng Anh. Trước đây, bạn chỉ có thể trải nghiệm tiếng Anh thông qua các bản fanmade mà thôi. Tựa game này để lại nhiều dấu ấn thú vị về thiết kế gameplay, yếu tố hài hước của văn hóa đại chúng nếu như bạn “cảm” được nó. Trải nghiệm game không dễ chút nào đâu.

Tất nhiên, những tựa game trong hai bộ Namco Museum Archives này được trải nghiệm thông qua trình giả lập tích hợp. Về mặt hiệu năng, bạn không cần phải lo lắng dù là trải nghiệm 4K trên PS4 Pro hay chế độ handheld của Nintendo Switch. Tất cả các tựa game đều mượt mà và gợi nhiều cảm giác hoài cổ ngày xưa. Đơn cử như Dig Dug trong Volume 1 sẽ dừng nhạc mỗi khi nhân vật chính ngừng di chuyển và tiếp tục phát khi bạn điều khiển di chuyển. Người chơi cũng có các lựa chọn về tỷ lệ khung hình 4:3 nguyên bản hay kéo dài thành 16:9 dù là trên nền tảng nào. Tỷ lệ hình wide này hiển thị cũng không tệ như tôi hình dung.

Đánh giá game Namco Museum Archives Volume 2

Đi kèm với đó là các tính năng thường thấy trong bất kỳ bộ sưu tầm game cổ nào như save state, chọn hình nền và “quay ngược thời gian” (rewind). Tuy nhiên, những tính năng này chỉ ở mức cơ bản, nhất là rewind chỉ cho phép quay ngược khoảng 1 phút nên khá vô dụng trong nhiều tựa game. Một vấn đề mà tôi nhận thấy nhưng không có điều kiện để xác thực là dường như có độ trễ điều khiển, ít nhất là với game Pac-Man trong Namco Museum Archives Volume 1 mà tôi chơi nhiều nhất để lấy trophy bạc trên PlayStation 4. Nhân vật Pac-Man luôn không chuyển hướng ngay khi bấm nút d-pad hay sử dụng cần analog trên tay cầm DualShock 4.

Nếu từng chơi tựa game kinh điển Pac-Man, bạn sẽ biết độ trễ này ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm game như thế nào. So sánh với trò chơi tương tự là Pac-Man Championship Edition lại không hề có tình trạng độ trễ điều khiển nói trên. Nhân vật chuyển hướng ngay lập tức mỗi khi người chơi bấm nút và tôi không phát hiện bất kỳ độ trễ nào hoặc quá nhỏ để có thể nhận ra sự khác biệt. Ngay cả khi nhịp độ của trò chơi tăng dần về sau do thiết kế gameplay đặc trưng, tôi hoàn toàn không gặp trở ngại nào trong trải nghiệm với “người anh em thiện lành” của Pac-Man.

Một điểm trừ không nhỏ của hai bộ Namco Museum Archives là phần trình bày với thiết kế khá đơn giản. Tuy nhiên, vấn đề khiến tôi cảm thấy thất vọng nhất là mang tiếng là “viện bảo tàng”, nhưng cả hai Volume đều không có những “tài liệu tối mật” như artwork hay bản số hóa của sách hướng dẫn sử dụng như SNK 40th Anniversary Collection. Bạn nào từng sở hữu băng NES gốc, chắc hẳn không thể nào quên những cuốn sách bắt mắt, in màu đẹp tuyệt thơm mùi mực được kèm theo trong mỗi hộp đựng cartridge có in dòng chữ Seal of Quality của Nintendo. Lúc nhỏ tôi rất thích mở sách ra xem dù không hiểu trong đó viết gì. Thật tiếc…

Đánh giá game Namco Museum Archives Volume 2

Sau cuối, Namco Museum Archives Volume 1 và Volume 2 mang đến những trải nghiệm retro khá thú vị, giống như bạn đi ngược thời gian để tìm hiểu về lịch sử của trò chơi điện tử vậy. Cụ thể ở đây là thập niên 80 với những cái tên làm nên danh tiếng của Namco ngày xưa. Nếu là người chơi thích hoài cổ, đây chắc chắn là những bộ sưu tầm mà bạn không muốn bỏ qua, nhất là nó còn có những tựa game chưa từng được chuyển ngữ chính thức, cùng hai “siêu phẩm” Pac-Man Championship Edition và Gaplus. Không yêu xin đừng nói lời đắng cay.

Namco Museum Archives Volume 1 Namco Museum Archives Volume 2
Galaxian Battle City
Xevious Pac-Land
Mappy Dig Dug II
Dragon Buster Super Xevious
Pac-Man Galaga
Dig-Dug Rolling Thunder
The Tower of Druaga Mappy-Land
Sky Kid Legacy of the Wizard
Dragon Spirit: The New Legend Dragon Buster II
Splatterhouse: Wanpaku Graffiti Mendel Palace
Pac-Man Championship Edition Gaplus

Namco Museum Archives Volume 1 và Namco Museum Archives Volume 2 được phát hành cho PC (Windows), PlayStation 4, Xbox One và Nintendo Switch.

Namco Museum Archives Volume 1 (Nintendo eShop)

Namco Museum Archives Volume 2 (Nintendo eShop)

NAMCO MUSEUM ARCHIVES Vol 1
NAMCO MUSEUM ARCHIVES Vol 1
Tải về QR-Code
NAMCO MUSEUM ARCHIVES Vol 1
Developer: M2 Co.,LTD
Price: $ 19.99
NAMCO MUSEUM ARCHIVES Vol 2
NAMCO MUSEUM ARCHIVES Vol 2
Tải về QR-Code
NAMCO MUSEUM ARCHIVES Vol 2
Developer: M2 Co.,LTD
Price: $ 19.99

Bài viết sử dụng game do nhà phát hành hỗ trợ.

Tham gia cùng chúng tôi trên Steam  Xem thêm bài đánh giá các game khác

Bài viết này có ích cho bạn không?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá nhé bạn!

Điểm trung bình: 5 / 5. Lượt bình chọn: 1

Chưa có đánh giá! Nhờ bạn đánh giá chất lượng bài này nhé!

BÀI LIÊN QUAN

  • Đánh giá Wonder Boy: The Dragon’s Trap – lời nguyền rồng máy
  • Đánh giá game Wonder Boy Collection
  • Đánh giá game The Ninja Saviors: Return of the Warriors
  • Đánh giá game Taito Milestones 2
Tags: Đánh giá gameretro
Game: Namco Museum Archives Volume 1 Namco Museum Archives Volume 2
Share25Scan
Tố Uyên

Tố Uyên

Mình đến với game từ những trải nghiệm có tính giáo dục cao như Castle of Dr. Brain và The Island of Dr. Brain. Tuổi thơ của mình lớn lên cùng bao thế hệ console của Sega, nhưng "mối tình đơn phương" lớn nhất là Nintendo 64. Mình vô tình bắt gặp chiếc máy này trong chuyến công tác ở thành phố được mệnh danh là kinh đô thời trang thế giới và yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên phong cách đồ họa dễ thương đó. (❁´◡`❁)

Please login to join discussion
  • Nhanhmua
Liên hệ hợp tác / quảng cáo: Ms.Loan (0909.770.919).

Copyright © 2013-2021 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan | Tổ chức nội dung: Nguyễn Trịnh Nhật Linh.

No Result
View All Result
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ

Copyright © 2013-2021 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan | Tổ chức nội dung: Nguyễn Trịnh Nhật Linh.