Các tiện ích hỗ trợ xem ngoại ngữ song song cho trình duyệt hiện nay có khá nhiều nhưng nếu so với Language Reactor thì bạn sẽ thấy thích hơn hẳng.
Language Reactor là gì?
Language Reactor là tiện ích hỗ trợ xem cùng lúc hai phụ đề trên nhiều trang web. Tiện ích mở rộng này hỗ trợ:
– Xem phụ đề gốc và phụ đề thứ hai được chuyển ngữ.
– Chất lượng chuyển ngữ khá sát nghĩa, không lủng củng như Google Dịch.
– Hỗ trợ YouTube, Netflix, Turtle Tube, video trên máy tính, nghe đọc văn bản.
– Cung cấp tự điển tra nghĩa của từ.
– Bạn có thể lưu từ, cụm từ.
– Tìm kiếm phụ đề cho video trên YouTube.
– Chuyển ngữ trang web.
– Hỗ trợ phím tắt.
Cách sử dụng Language Reactor
Language Reactor là tiện ích mở rộng Chrome và các trình duyệt dùng chung nhân Chromium. Bạn vào đây hay theo liên kết bên dưới > bấm Add to Chrome > Add extension để cài đặt.
Cài đặt xong, Language Reactor sẽ hiển thị giao diện sử dụng trong tab mới hoặc bạn bấm biểu tượng tiện ích trên thanh công cụ để truy cập. Ở cạnh trái là các nền tảng mà Language Reactor hỗ trợ phát phụ đề song ngữ.
1. YouTube Catalogue:
Tiện ích hiển thị đề xuất các kênh video YouTube phổ biến về học hành, kinh doanh, khám phá,…
Ngôn ngữ kênh mặc định là tiếng Anh, bạn bấm English để xem các kênh thuộc ngôn ngữ khác. Mỗi kênh đều có mô tả, số lượng người theo dõi, số sub và thứ hạng. Bạn bấm Watch để mở kênh video bạn chọn trong tab mới.
Trên giao diện kênh video YouTube, bạn sẽ được yêu cầu chọn ngôn ngữ muốn dịch sang. Ở đây người viết chọn kênh video tiếng Anh nên sẽ chọn ngôn ngữ/phụ đề thứ hai là tiếng Việt. Bạn bấm OK xác nhận và đóng lại.
Giao diện phát video YouTube bạn sẽ thấy với tông màu đen và nhiều nút chức năng ở phía trên. Cạnh phải khung phát video hiển thị phụ đề (có sẵn trong video). Khung này có ba mục:
– Subtitles: Hiển thị phụ đề gốc của video.
Bạn có thể chuyển phát đọan video có phụ đề, xem nghĩa của từ khi rê chuột vào từ, bấm vào từ để xem tự điển, bấm dấu sao để lưu từ, cụm từ. Để lưu từ, bạn bấm vào từ hiển thị trên video > chọn màu sắc đại diện trong bảng tự điển.
– Words: Hiển thị các từ vựng phân loại theo từng cấp độ.
Bạn rê chuột vào từ để xem nghĩa, bạn thể lọc các từ theo màu sắc đã được gán.
– Saved: Hiển thị các cụm từ được đánh dấu sao, để sử dụng được tính năng này yêu cầu bạn phải đăng nhập Language Reactor bằng tài khoản Google.
Khi muốn lưu cụm từ khi đang xem video, bạn bấm phím R. Tiện ích sẽ lưu phụ đề gốc và bạn có thể vào Saved Items trong giao diện chính để xem lại. Khi rê chuột vào, ban sẽ nhìn thấy ảnh thumbnail của phân đoạn video chứa phụ đề.
Trên khung phát video, phụ đề gốc nằm trên phụ đề thứ hai nhỏ hơn. Bạn có thể xem nghĩa của từ, đánh dấu lưu cụm từ trên màn hình phát. Ở cạnh trái khung phát có ba nút cho phép tiến tới/lùi lại 1 giây và phát lại đoạn đang xem.
Ở cạnh phải khung phát video có biểu tương cho phép di chuyển phần hiển thị phụ đề và bật tắt chế độ không phát lại. Ở bên phải hộp tìm kiếm có hai biểu tượng cho phép chuyển ngữ trang web và tìm video với phụ đề. Nếu bạn muốn thay đổi ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ dịch sang thì bấm biểu tượng Settings hình bánh răng cưa trên khung chứa phụ đề hay trên khung phát. Bạn có thể xem và sử dụng phím tắt điều khiển.
Nếu bạn muốn tắt Language Reactor thì rê chuột vào khung phát video > bấm biểu tượng Language Reactor. Khi muốn sử dụng lại thì lặp lại thao tác trên.
2. Netflix Catalogue:
Cách sử dụng Language Reactor với Netflix cũng tương tự như YouTube. Cho nên mình bỏ qua.
3. Turtle Tube:
Một nền tảng xem video YouTube trong giao diện riêng, các video trên Turtle Tube được chọn sẵn.
Bạn mở Turtle Tube > chọn ngôn ngữ gốc của video. Sau đó, bấm vào video > bạn chọn ngôn ngữ dịch sang trong pop-up hiện ra hoặc bấm biểu tượng bánh răng cưa.
Khi video được phát, cách hiển thị phụ đề cũng giống YouTube với phụ đề gốc nằm trên phụ đề thứ hai và bạn cũng có thể xem nghĩa của từ, đánh dấu cụm từ. Ở bảng bên phải hiển thị phụ đề gốc và phụ đề chuyển ngữ.
4. Video File:
Language Reactor còn hỗ trợ phát phụ đề song ngữ cho video trên máy tính nữa. Trong đó, bạn cần phụ đề của video và cũng chọn ngôn ngữ muốn dịch sang.
– Đầu tiên, bạn bấm Load Video để chọn tệp video trên máy tính.
– Tiếp theo, bấm Load SRT để chọn tập tin phụ đề cho video.
– Language Reactor sẽ tự nhận dạng ngôn ngữ phụ đề hoặc ban bấm vào hộp tùy chọn cuối cùng để chọn.
Bây giờ, bạn bấm tiếp biểu tượng bánh răng cưa để chọn ngôn ngữ muốn dịch sang. Khi video được phát, phụ đề gốc và phụ đề thứ hai sẽ nằm bên dưới khung phát. Còn cạnh phải hiển thị phụ đề gốc và phụ đề chuyển ngữ.
Bạn có thể điều khiển video qua phím tắt (bấm biểu tượng bàn phím để xem) hay bấm vào nút chức năng tương ứng, đồng thời thay đổi cách hiển thị giao diện.
5. Text:
Language Reactor cho phép chuyển ngữ đoạn văn bản và nghe đọc ở mục này. Bạn dán đoạn văn bản vào khung trống rồi chọn ngôn ngữ của văn bản và chọn ngôn ngữ muốn dịch sang.
Để nghe đọc, bạn bật Read phía trên góc trái.
Ngoài cách này, bạn có thể thêm văn bản muốn chuyển ngữ và nghe đọc bằng cách bấm chuột phải vào biểu tượng Language Reactor trên thanh công cụ trình duyệt hoặc bấm chuột phải lên trang web > chọn Read in Language Reactor.
Tiện ích sẽ trích xuất văn bản trên trang, bạn chọn Article để sử dụng nội dung chính hay Full text là sử dụng tất cả văn bản. Sau đó, bấm Open và chọn ngôn nữ nguồn và ngôn ngữ dịch sang như trên.
6. Saved Items:
Các từ (Words) và cụm từ (Phrases) bạn đã đánh dấu sao có thể xem lại trong mục này.
Ngoài ra, Language Reactor còn hỗ trợ trích xuất chúng ra nhiều định dạng như Excel, Anki, Json, CSV hay in ra. Bạn bấm nút Export phía trên góc phải để thực hiện.
7. Flashcards:
Tính năng thẻ ghi nhớ giúp bạn học từ vựng mới mỗi ngày. Tính năng này sẽ sớm ra mắt trong tương lai.
Xem thêm: YouTube dual subtitles: Xem phụ đề song ngữ trên YouTube
Tính năng mà bạn có thể bỏ lỡ
Language Reactor không chỉ đơn thuần là một tiện ích xem phụ đề song ngữ, mà còn sở hữu nhiều tính năng độc đáo giúp người dùng nâng cao khả năng học ngoại ngữ. Dưới đây là một số tính năng thú vị có thể bạn chưa biết:
1. Tính năng học từ mới
Bên cạnh việc lưu từ và cụm từ khi xem video, Language Reactor còn cho phép người dùng tạo danh sách từ vựng cần học. Bạn có thể thêm chú thích hoặc ví dụ cho mỗi từ để dễ dàng nhớ hơn.
2. Hỗ trợ nhiều loại video
Không chỉ hỗ trợ YouTube và Netflix, Language Reactor còn áp dụng cho các nền tảng phát video khác như Vimeo hoặc các video không có sẵn phụ đề. Điều này mở rộng khả năng học tập không giới hạn của bạn.
3. Tăng tốc độ phát video
Người sử dụng có thể điều chỉnh tốc độ phát video theo nhu cầu học tập. Việc này sẽ giúp bạn trao dồi kỹ năng nghe hiệu quả hơn, đặc biệt là với các video khó nghe.
4. Đánh giá và theo dõi tiến độ
Language Reactor có tính năng giúp người dùng theo dõi tiến độ học tập của mình. Bạn có thể dễ dàng biết được những từ nào đã học và còn lại bao nhiêu.
Những nhận xét của người dùng
Nhiều người đã phản hồi về việc Language Reactor giúp ích rất nhiều trong việc học ngoại ngữ, đặc biệt là khi muốn nghe và hiểu tiếng Anh. Họ nhận thấy việc xem video mà có phụ đề song ngữ không chỉ giúp cải thiện kỹ năng nghe mà còn tăng khả năng ghi nhớ từ vựng nhanh chóng.
Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng Language Reactor
Nếu bạn đã từng sử dụng Language Reactor, hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình ở phần bình luận dưới bài viết này. Những mẹo hay có thể giúp ích cho nhiều người khác trong hành trình học ngoại ngữ.
Kết luận
Language Reactor là một công cụ tuyệt vời cho những ai đang muốn nâng cao kỹ năng ngoại ngữ của mình. Với nhiều tính năng hữu ích và cách sử dụng đơn giản, chắc chắn bạn sẽ không thất vọng khi trải nghiệm nó.