• ĐÁNH GIÁ
  • TƯ VẤN
  • KHUYẾN MẠI
  • THỦ THUẬT
  • ỨNG DỤNG
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
No Result
View All Result

TRAINGHIEMSO.VN > TIN TỨC > Intel miệt mài “cưa đổ” smartphone

Intel miệt mài “cưa đổ” smartphone

03/10/2015
in TIN TỨC
17
SHARES
Chia sẻ lên FacebookTạo QR Code

Với giới công nghệ, hai khái niệm Intel và “smartphone” thường không đi chung trong một câu. Intel luôn tỏ ra chậm chạp hơn so với các đối thủ chuyên về chip di động như Qualcomm hay Samsung. Các con chip của hãng vẫn chủ yếu là phục vụ thị trường PC, trong khi danh mục sản phẩm smartphone khá “hẻo”, ít lựa chọn và thường đòi hỏi tài nguyên rất lớn – khiến cho điện thoại dễ bị nóng máy, quá tải.

intel-smartphone

Nhưng với việc phát triển Tango, câu hỏi đặt ra là phải chăng cũng đã đến lúc Intel bắt kịp các đối thủ khác? Hay hãng sẽ vĩnh viễn theo đuôi như hiện tại?

Ông già Intel

Nói đến chip di động, bạn thường nghe thấy những cái tên nào? Qualcomm, Samsung, MediaTek hay thậm chí Nvidia, Texas Instruments cũng đều được xướng lên trước Intel. Cho đến thời điểm này, Intel vẫn hoàn toàn bất lực trong việc tạo dựng cho mình một chỗ đứng – dù là khiêm tốn. Không, hiển nhiên không phải là vì hãng này không biết sản xuất chip di động ra sao. Suy cho cùng, Intel chính là cái tên kỳ cựu, thâm niên nhất của làng vi xử lý cơ mà. Vấn đề nằm ở chỗ, hãng này chỉ biết sản xuất duy nhất một loại chip mà thôi – và đó chính là chip PC.

Nhìn lại lịch sử Intel thì công việc kinh doanh của họ hoàn toàn, luôn luôn xoay quanh PC, máy chủ, mainframe và tất cả những cỗ máy hùng mạnh khác mà bạn có thể nhớ được. Tất nhiên, Intel cũng cung cấp chip cho laptop, nhưng chip laptop thì gần gũi với desktop hơn nhiều so với smartphone. Chúng tiêu thụ ít điện năng hơn, nhưng nếu so với chip Qualcomm thì vẫn “khủng” gấp cả chục lần. Còn hiệu suất hệ thống thì cũng đòi hỏi phải ngang ngửa với PC nếu muốn chạy được.

Dù những tiến bộ trong công nghệ và quy trình sản xuất chip đã cho phép tạo ra những con chip ngày càng nhỏ gọn, thì chip thiết kế riêng cho PC và máy chủ (loại chip mà Intel thường sản xuất), vẫn chủ yếu nhắm đến mục đích là đạt hiệu suất cao nhất. Đúng, Intel có tính đến chuyện điện năng tiêu thụ và sức nóng tỏa ra, nhưng đặt cạnh hiệu suất thì hai vấn đề kia chỉ là “con muỗi”, chủ yếu là vì PC thường có hệ thống làm mát riêng.

smartphone-chip-intelTrong khi đó, với chip di động, cách tiếp cận hoàn toàn theo chiều ngược lại. Điện năng tiêu thụ và sức nóng tỏa ra luôn phải đặt lên hàng đầu. Chỉ khi nào các kỹ sư giải quyết được hai bài toán này, họ mới nghĩ đến cách nhồi nhét nhiều sức mạnh nhất có thể vào thiết kế chip. Các cấu trúc chip như ARM, MIPS đều được thiết kế ngay từ đầu là dành cho các thiết bị có nguồn cấp điện hạn chế. Đó chính là vấn đề lớn nhất của Intel. Họ có một xuất phát điểm hoàn toàn khác và cố gắng thu nhỏ các con chip của mình cho “vừa cỡ” với các thiết bị di động. Nhưng toàn bộ tư duy, cách tiếp cận, công nghệ đều đi ngược chiều với các hãng khác. Việc chip Intel hầu như không có mấy khách hàng là biểu hiện của sự thất bại không-thể-chối-cãi. Họ chip Atom mà Intel nhắm riêng cho thị trường di động vừa không tiết kiệm pin bằng chip Snapdragon của Qualcomm, vừa tỏa nhiệt nhiều hơn mà hiệu suất và sức mạnh cũng chẳng cao hơn. Ấy thế nhưng giá chip của Intel lại ở mức cao, so với dải giá tiền đa dạng, trải đều từ thấp lên cao của đối thủ.

“Intel Atom thua trên mọi phương diện. Nó cho thấy sự lúng túng của Intel. Họ không biết phải bắt đầu từ đâu và đi tiếp như thế nào. Atom cùng lắm chỉ phục vụ được các mẫu notebook cấu hình thấp, còn ngay với máy tính bảng, họ chip này cũng đã bị lệch pha rồi”, một hãng nghiên cứu chỉ ra.

Không chỉ nằm ở vấn đề công nghệ không phù hợp, nhiều nhà phân tích cũng chỉ trích cả sự chậm chạp và cứng đầu của Intel trong việc thay đổi để thích ứng với thị trường mới. Là một gã khổng lồ, đúng là khó để Intel linh hoạt, uyển chuyển chiều lòng các thị trường mới, nhưng viện cớ đó để bao biện cho việc đi sau các đối thủ nhiều năm trời thì thật khó chấp nhận. Hơn nữa, có vẻ như Intel cũng không dám thừa nhận sự tồn tại của cả một hạng mục thiết bị mới, nơi hãng “không có câu trả lời và cũng chẳng có giải pháp phục vụ”.

Canh bạc mới

Đã có những thời điểm Intel gần như không có bất cứ uy tín nào ở thị trường di động. Quả là có một vài smartphone dùng chip Intel đang bán trên thị trường, nhưng chúng quá ít và cũng quá nhạt nhòa giữa một bể smartphone dùng chip Qualcomm, Samsung hay nhất là iPhone. Không có gì lạ khi có lúc, phản ứng của Intel là “không còn hào hứng” với việc bám đuổi thị trường khó nhằn này nữa.

Nhưng khác với NVIDIA đã chấp nhận bỏ cuộc hoàn toàn, Intel có sự tự ái của một ông lớn. Hãng này đang chuẩn bị phản đòn từ một góc độ khác, góc độ của các thiết bị wearable.

Có thể nói, ngay lúc này, dù số lượng smartwatch được tung ra thị trường đã tương đối nhiều, nhưng thị trường wearable vẫn chưa thoát ra khỏi giai đoạn trứng nước. Chưa có một hãng nào chiến thắng rõ rệt cả, ở hạng mục smartwatch nói chung mà chip cũng thế. Ngay cả Qualcomm cũng chỉ mới tiến đến bước này mà thôi. Intel đã nhìn thấy cơ hội để vừa chấm dứt kiếp “theo đuôi”, vừa giảm bớt nguy cơ so với thị trường smartphone đã định hình. Hơn thế nữa, wearable còn cho phép Intel mơ những giấc mơ lớn bằng cách… bé đi. Tháng 9/2013, hãng này từng công bố Intel Quark, một phiên bản nhỏ hơn, yếu hơn của Atom. Tháng 1 năm ngoái, hãng tung ra tiếp Edison, một chipset chỉ nhỏ cỡ thẻ nhớ SD. Đến năm nay, Intel dự định công bố chiếc vòng thông minh hạng sang MICA, thiết bị wearable đúng nghĩa và đích thực đầu tiên của mình. Danh sách này chắc chắn sẽ ngày một dài hơn, khi mẫu smartwatch đầu tiên của TAG Heuer được cho là sẽ sử dụng chip Intel. Đấy là chưa kể tin đồn Intel Atom sẽ góp mặt trong kính Google Glass phiên bản dành cho doanh nghiệp.

Intel đang dồn tất cả những gì mình có cho canh bạc này. Nếu hãng có thể chứng minh được mình ở thị trường wearable, may ra hãng sẽ có một cơ hội thứ hai ở thị trường smartphone. Suy cho cùng, những đòi hỏi và yêu cầu dành cho thiết bị wearable còn khe khắt hơn so với smartphone nhiều.

Một xu hướng mới

Nhiều nhà phân tích nhận định rằng, smartphone ngày càng mạnh và sẽ sớm mạnh ngang những cỗ netbook yếu (ấy là nếu hạng mục thiết bị này vẫn còn tồn tại). Số ít thậm chí còn tuyên bố smartphone đã qua mặt cả netbook rồi ấy chứ! Nếu quả thực vậy, Intel đang có cơ hội thứ hai vì cuộc chiến mới sẽ xoay quanh hiệu suất và sức mạnh. Tất nhiên, chip ARM xuất phát trước và có lợi thế tuyệt đối về tiết kiệm pin cũng như độ mát, nhưng như Snapdragon 810 của Qualcomm đã cho thấy, ngay cả ông lớn Qualcomm cũng gặp phải rắc rối trong việc cân bằng sức mạnh xử lý với hai yêu cầu còn lại.

Trong khi ấy, Intel ngày càng hoàn thiện công nghệ của mình hơn. Thời gian qua, hãng không hề ngồi im mà đã làm được khá nhiều công việc hậu trường. Từ một chiến lược thương hiệu mới, nâng họ chip Atom lên ngang với Core, cho đến các phiên bản cải tiến không ngừng của Atom. Intel đang kiên trì thúc đẩy sự hiện diện của mình trong địa hạt di động.

Những nỗ lực này ít nhiều cũng đã đem lại kết quả. Một số tablet Android dùng chip Atom cùng với vô số tablet Windows đang hiện diện trên thị trường. Còn về smartphone, Asus ZenFone 2 phiên bản RAM 4GB thực sự gây được ấn tượng về hiệu suất.

zenfone-2

Rõ ràng, chưa bao giờ cơ hội để Intel bắt kịp cuộc đua lớn như lúc này. Sau nhiều thất bại, cuối cùng thì các dòng chip Atom của hãng cũng bắt đầu cho thấy tiềm năng. Điều mà Intel cần lúc này là một định hướng đúng đắn, một lựa chọn công nghệ khôn ngoan và cả chút may mắn, để có thể ghi điểm ở thị trường wearable trước khi khẳng định mình ở thị trường smartphone. Hơn  nữa, khi sự cạnh tranh trên thị trường trở nên quá khốc liệt, thì càng là ông lớn, bạn sẽ càng có lợi thế hơn về nguồn lực, về vốn… trong khi các đối thủ nhỏ khó lòng duy trì guồng quay đó.

Intel có lẽ vẫn chưa thể trở thành cái tên lớn trong làng di động trong ít nhất là tương lai gần, nhưng những cánh cửa mới đang mở ra, hứa hẹn giúp họ tìm một con đường mới, một sự đột phá mới. Ai mà biết được, có khi sau 2-3 năm nữa, ta sẽ bắt đầu nhìn thấy sticker biểu tượng Intel Inside trong hàng loạt smartphone thì sao?

PHƯƠNG LÂM

Bài viết này có ích cho bạn không?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá nhé bạn!

Điểm trung bình: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Chưa có đánh giá! Nhờ bạn đánh giá chất lượng bài này nhé!

BÀI LIÊN QUAN

  • Whiskey Lake là gì?
  • Vingroup công bố 5 mẫu tivi thông minh đầu tiên
  • Vì sao cổng tai nghe dần bị loại bỏ trên smartphone?
  • Top phần mềm đo nhiệt độ CPU máy tính của bạn
Tags: Intelsmartphone
Hoàng Lịch

Hoàng Lịch

  • Nhanhmua
Liên hệ hợp tác / quảng cáo: Ms.Loan (0909.770.919).

Copyright © 2013-2021 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan | Tổ chức nội dung: Nguyễn Trịnh Nhật Linh.

No Result
View All Result
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ

Copyright © 2013-2021 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan | Tổ chức nội dung: Nguyễn Trịnh Nhật Linh.

[ Placeholder content for popup link ] WordPress Download Manager - Best Download Management Plugin