Đối với các nhiếp ảnh gia thì chiếc máy ảnh DSLR là chính là “con cưng” của các nhiếp ảnh. Họ không thể rời xa chiếc máy ảnh của mình bất cứ nơi đâu. Trong quá trình tác nghiệp chiếc máy ảnh của bạn sẽ bị bám bụi và làm mờ ống kính, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình chụp ảnh và quay phim của bạn. Không chỉ thế, bụi bẩn còn có thể làm máy ảnh hay ống kính đắt tiền của bạn bị hư hại. Vì thế, việc vệ sinh máy ảnh DSLR rất quan trọng nhưng không tốn quá nhiều thời gian của bạn.
Tần suất vệ sinh của máy sẽ phụ thuộc vào tần suất sử dụng máy của bạn. Nếu bạn sử dụng máy thường xuyên và ở mơi trường bụi bặm thì bạn nên vệ sinh máy sau mối lần chụp. Ở môi trường thông thường, thì bạn nên kiểm tra và vệ sinh máy mỗi tháng một lần. Trước khi vệ sinh máy bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ như: bóng thổi bụi, khăn mềm chuyện dụng lau các màn hình cảm ứng, chổi lau chuyên dụng và nước lau ống kính. Bạn nên chọn một nơi ánh sáng mạnh và sạch sẽ để bắt đầu quá trình làm sạch máy. Đặc biệt, bạn nên hạn chế tách rời thân máy và ống kính.
Việc vệ sinh thân máy, ống kính, cảm biến của máy ảnh DSLR trên thực tế không quá khó khăn, chỉ cần một vài dụng cụ đơn giản và cẩn thận một chút là chúng ta đã có thể tự làm được.
1. Thân máy
Đầu tiên, chúng ta sẽ bắt đầu lau thân máy ảnh, chỉ cần sử dụng một chiếc khăn mềm để lau sơ qua. Còn đối với các vết bẩn cứng đầu, chúng ta có thể sử dụng một chút rượu biến tính và một chiếc bàn chải đánh răng cũ để chà ra. Bạn cũng phải lưu ý phải cẩn thận khi sử dụng rượu biến tính trên các bề mặt da vì nó có thể loại bỏ lớp chất keo giữ cố định lớp da này trên thân máy.
2. Vệ sinh ống kính
Bạn nên thường xuyên lau rửa ống kính (lens) như là một cách bảo trì máy. Quá trình này cần cẩn thận vì ống kính là thứ nhạy cảm. Thời điểm tốt nhất để lau rửa ống kính là khi nó bắt đầu bị bẩn nhưng cũng đừng tạo thói quen lau ống kính hàng ngày, như vậy bạn sẽ chỉ làm cho ống kính dễ hỏng hơn. Bạn có thể tìm hiểu vài mẹo nhỏ và đơn giản dưới đây để lau ống kính sạch và an toàn hơn:
Sử dụng bộ lọc UV hoặc kính lọc
Những người sở hữu máy DSLR cần lưu ý vấn đề này: cân nhắc mua thêm bộ lọc UV hoặc kính lọc với mỗi loại ống kính. Luôn luôn gắn các kính lọc này với ống kính. Ngoài chức năng giảm bớt tia UV chúng còn giúp bảo vệ ống kính khỏi bị xước hay thậm chí rơi vỡ. Điều đó cũng có nghĩa bạn đôi khi chỉ cần lau rửa bộ lọc thay vì phải lau ống kính (trừ phi bụi rơi vào trong ống kính). Luôn nhớ rằng máy ảnh đi với bộ lọc sẽ cho ra nhiều kiểu ảnh chất lượng khác nhau – nếu bạn sở hữu loại ống kính đắt tiền thì cũng nên đầu tư vào một bộ lọc xịn.
Chất lau rửa ống kính chuyên dụng
Hầu hết các cửa hàng máy ảnh đều có bán chất lỏng chuyên lau rửa ống kính. Hóa chất này giúp loại bỏ các dấu vân hay và các vết bẩn khác mà không để lại vết lau trên ống kính hay bộ lọc. Nhớ rằng bạn không cần dùng quá nhiều chất tẩy rửa trong mỗi lần rửa, thường chỉ cần một hay hai giọt lau với khăn mềm là đủ. Thấm một chút chất lau rửa vào vải hoặc khăn khô sẽ tốt hơn là nhỏ trực tiếp lên ống kính.
Một cách đơn giản khác được nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng là hà hơi lên ống kính rồi lau với một mảnh vải. Hoặc bạn có thể hà hơi lên ống kính sau đó dùng chất lau rửa cho những vết bẩn cứng đầu.
Khăn lau
Nhỏ vài giọt nước tẩy rửa lên một chiếc khăn mềm. Bạn cũng có thể dùng giấy mỏng để khi lau không làm xước ống kính. Khăn lau chỉ được dùng một lần và nên vứt đi ngay sau khi sử dụng. Đừng sử dụng giấy thường – loại giấy đó cứng và sẽ làm xước ống kính.
Ống thổi
Hầu hết các cửa hàng máy ảnh đều bán ống thổi với nhiều chủng loại. Khi sử dụng dụng cụ này trong máy ảnh, bạn cần hết sức cẩn thận vì nếu nó có thể thổi cả bụi vào trong máy. Dụng cụ thổi rất hữu ích khi làm sạch máy từ bên ngoài, bao gồm cả ống kính. Trước khi sử dụng ống thổi bạn hãy bóp nó vài lần để loại bỏ bụi bám bên trong dụng cụ.
Chổi
Trong trường hợp máy ảnh có quá nhiều bụi, chổi quét là một công cụ hữu ích. Chọn chổi quét có sợi tốt và mềm để tránh làm xước ống kính. Tương tự bạn cũng nên đầu tư vào một cây bút quét ống kính chuyên dụng với đầu chổi có thể co rút.
Chất chống ẩm (Silica Gel)
Cho vài túi chống ẩm dưới đáy túi đựng máy ảnh. Các túi chống ẩm sẽ hút ẩm trong túi để giữ cho ống kính và máy DSLR luôn khô ráo và sạch sẽ. Thường xuyên bỏ túi chống ẩm cũ và thay thế bằng các túi mới để đạt được hiệu quả tốt nhất.
3. Cảm biến
Trừ khi bạn liên tục thay đổi ống kính trên chiếc máy ảnh của mình, còn không sẽ không cần phải mở ra bên trong máy ảnh để làm sạch bộ cảm biến thường xuyên. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện một số lỗi bất thường trên hình ảnh, thì nhiều khả năng là đã có một số hạt bụi lọt vào bên trong thân máy ảnh và bám vào cảm biến.
Trước khi làm sạch cảm biến, bạn nên nhìn kỹ vào bên trong máy ảnh xem có hạt bụi bẩn nào không. Lý do là bởi khi bạn bật máy ảnh lên, bộ cảm biến sẽ được tích điện và có thể hút các hạt này. Do đó, khi bạn tắt máy để vệ sinh, các hạt này có thể rơi ra bên trong thân máy. Lúc này cần dùng kính phóng đại và nhíp để tìm và loại bỏ các hạt bên trong thân máy.
Để tiếp cận được tới cảm biến, bạn cần kích hoạt chức năng vệ sinh bằng tay của máy ảnh để lật mở gương và sau đó tháo ống kính ra. Bây giờ, bạn có thể sử dụng bóng thổi bụi để loại bỏ bất kỳ hạt bụi nào trên cảm biến. Khi đã hoàn thành, bật máy ảnh lên để hạ gương xuống, gắn ống kính vào và đóng gương hoặc thấu kính lại.
Chú ý bạn cần phải đảm bảo rằng pin trong máy được sạc đầy trước khi khởi động chế độ vệ sinh bằng tay bởi vì gương hoặc thấu kính có thể bị kẹt nếu máy ảnh mất nguồn hoặc bị tắt.
Nếu bóng thổi bụi không thể loại bỏ được bụi bám trên cảm biến, thì bạn cũng đừng ham sạch mà sử dụng bàn chải hoặc khăn lau để làm việc đó. Bởi cảm biến là một bộ phận rất nhạy cảm, chỉ một thao tác sai có thể làm hỏng bộ phân quang học này. Thay vào đó, cách tốt nhất là đem máy ảnh của bạn đến các cửa hàng máy ảnh gần nhất, để các nhân viên chuyên nghiệp giúp bạn làm sạch toàn bộ chiếc DSLR của mình, kể cả cảm biến bên trong.
4. Các phụ kiện khác
Bên cạnh máy ảnh DSLR, thì bạn cũng cần nên chú ý làm sạch các phụ kiện đi kèm theo máy như chân máy ảnh, túi máy ảnh để đảm bảo bụi sẽ không bám từ các phụ kiện sang máy ảnh trong quá trình sử dụng và cất giữ.
Bạn có thể tham khảo thêm hai video dưới đây để biết thêm cách vệ sinh máy DSLR:
Nguồn: Tổng hợp