Google MusicFX là gì?
Google MusicFX là một thử nghiệm trí tuệ nhân tạo giúp người dùng tạo ra âm nhạc từ văn bản. Công cụ này được phát hành vào năm trước và cho phép người dùng tạo ra các giai điệu dài tới 70 giây và các vòng lặp âm nhạc. Người dùng cũng có thể khám phá các gợi ý với “expressive chips” và tải xuống hoặc chia sẻ các sáng tạo của họ với bạn bè.
Từ khi ra mắt, người dùng đã sử dụng công cụ này để tạo ra hơn 10 triệu bản nhạc. Với phản hồi và cải tiến từ mô hình MusicLM cơ bản, Google đã kích hoạt các khả năng mới như âm thanh chất lượng cao hơn và tạo âm nhạc nhanh hơn.
MusicFX là một phần của bộ công cụ AI của Google, bao gồm ImageFX và TextFX. Tất cả các công cụ này đều được thiết kế để giúp người dùng khám phá và thực hiện các ý tưởng sáng tạo của họ.
Cách sử dụng Goolge MusicFX:
Cũng giống như ImageFX, dịch vụ tạo âm nhạc này của Google cũng hạn chế khu vực sử dụng nhưng nếu bạn muốn trải nghiệm thì làm như sau.
Bước 1: Bạn cần tiện ích VPN để thay đổi IP sang vị trí mới là Hoa Kỳ.
Bạn có thể dùng công cụ VPN quen thuộc của mình, ở đây người viết chọn tiện ích Browsec.
Bước 2: Bạn mở trang nhà Goolge MusicFX > bấm Sign in with Google để thực hiện đăng nhập.
Bạn bấm Next > Agree and Continue để chấp nhận điều khoản sử dụng.
Bước 3: Đây là giao diện Goolge MusicFX đơn giản với tông màu tối và nó giống ImageFX.
Bây giờ, bạn có hai cách để tạo âm nhạc:
– Bạn bấm I’m feeling lucky để dịch vụ tạo với văn bản mô tả ngẫu nhiên.
– Hoặc nhập lời nhắc văn bản mô tả giai điệu âm nhạc muốn tạo vào hộp bên trái > bấm Generate.
Dịch vụ sẽ tạo ra hai bản âm nhạc, bạn bấm vào để nghe thử hoặc tải xuống (trong định dạng MP3) để nghe trên máy tính. Thời lượng mặc định của file âm nhạc tạo ra là 30 giây nhưng bạn có thể mở rộng lên 50 giây và 70 giây.
Bạn bấm Settings > Track length để thay đổi.
Goolge MusicFX cũng hỗ trợ các gợi ý expressive chips để bạn thay đổi chi tiết nội dung như quốc gia, thể loại, thập niên,…
Lưu ý: Bạn nên tải xuống hết các bản nhạc được tạo vì chúng có thể biến mất sau khi tải lại trang hoặc bị lỗi kết nối.