Fangame hay game fanmade là phiên bản game được chỉnh sửa từ một tựa game gốc, hoặc được phát triển mới hoàn toàn dựa trên những tài nguyên có sẵn của một game bởi một nhóm người yêu thích và có nhiều đam mê với tựa game gốc đó.
Từ trước đến nay đều có khá nhiều dự án fangame như thế dựa trên những tựa game từng được phát hành trên thị trường, hầu hết đều được xây dựng và phát triển bởi một nhóm người trong cộng đồng người chơi. Tuy nhiên, game fanmade thường gặp khá nhiều vấn đề do lượng người tham gia phát triển ít, cũng như vấn đề pháp lý của dự án.
Điển hình như trường hợp bộ ba tựa game kinh điển Tomb Raider mới bị dẹp gần đây là một ví dụ điển hình cho thái độ của nhà phát hành đối với những hành động mà họ coi là xâm phạm bản quyền này, bất chấp việc những dự án này đều là phi lợi nhuận. Chưa kể, có không ít dự án fanmade có sự đầu tư và công sức rất lớn của đội ngũ người tham gia phát triển, như trường hợp của game fanmade Chrono Trigger: Crimson Echoes với tham vọng sẽ là cầu nối nội dung giữa hai tựa game kinh điển JRPG Chrono Trigger và Chrono Cross.
Hầu hết những phiên bản fanmade của những tựa game thuộc sở hữu trí tuệ của các nhà phát triển hay phát hành lớn thường không có kết thúc đẹp. Mặc dù điều đó tùy thuộc vào từng nhà phát triển hay phát hành, nhưng thường đều diễn biến cùng một kết quả là các luật sư của hãng game đó sẽ gởi văn bản yêu cầu ngừng phân phối và xóa toàn bộ dữ liệu về những dự án fanmade này, hay nói đơn giản là buộc “đóng cửa” dự án. Thậm chí nhiều khi chỉ cần có một công văn của luật sư hãng game gởi cho nơi cung cấp host các trang web từ dự án này, thì các bản game có dính đến sở hữu trí tuệ đó của nhà phát hành hay phát triển cũng ngay lập tức “không cánh mà bay” bởi nơi cung cấp host cho trang web của dự án.
Tất nhiên fan có cái lý của họ khi thực hiện những dự án này, nhưng tất cả thường không gì ngoài đam mê của họ với một tựa game nào đó. Nhưng nhà phát triển hay phát hành cũng có cái lý của họ khi lo ngại những dự án này có thể vô tình làm hỏng đi danh tiếng của một sở hữu trí tuệ nào đó mà họ là người nắm giữ bản quyền. Nói vậy nhưng trên hết vẫn là vấn đề góc nhìn khác biệt của mỗi bên mà thôi, thậm chí cho dù bào chữa thế nào thì những dự án fanmade này cũng không tránh khỏi việc xâm phạm sở hữu trí tuệ của hãng game, điều được xem là rất nhạy cảm trong ngành game ở nước ngoài.
Một điều không thể phủ nhận là gần như tất cả fangame đều là bản sao chép hoặc được làm mới lại từ thiết kế, gameplay và nhân vật từ tựa game gốc. Mục đích của các game fanmade luôn nhằm phát triển thành một tựa game mới hoặc cải tiến tựa game cũ lên một cấp độ mới. Mặc dù chất lượng của các game fanmade luôn khá khó nói với thượng vàng hạ cám đều có đủ, nhưng những tiến bộ trong công nghệ máy tính và những công cụ có sẵn thông qua các phần mềm mã nguồn mở hoặc đa nền, chẳng hạn như Unity Engine hay Unreal Engine 4 đã giúp việc tạo nên những tựa game chất lượng cao ngày càng dễ dàng hơn.
Một số vấn đề pháp lý quan trọng cần lưu ý
Mặc dù đã có nhiều trường hợp fangame bị ngừng hoạt động do tranh chấp bản quyền, nhưng có những được phát hành hợp pháp, điển hình là trường hợp của Minecraft, nơi cho phép người chơi tạo ra và chia sẻ nội dung mà không vi phạm bản quyền. Điều này cho thấy, nếu các nhà phát triển có thể thỏa thuận rõ ràng về vấn đề bản quyền, các dự án fanmade có thể tồn tại trong một khoảng không gian hợp pháp mà vẫn giữ được tinh thần sáng tạo của người hâm mộ.
Sự khác biệt giữa fangame và mods
Cần phân biệt fangame với các mods của game. Mods là những bổ sung hoặc thay đổi thiết lập của một tựa game hiện có mà không thay đổi nhiều về cấu trúc gốc. Trong khi fangame thường được phát triển như một sản phẩm độc lập, có cốt truyện và lối chơi riêng biệt. Mods có thể trở thành một phần của cộng đồng game và thường được chấp nhận hơn bởi các nhà phát triển game chính thức.
Ảnh hưởng của fangame đến ngành công nghiệp game
Điều thú vị là fangame không chỉ đơn thuần là bản sao của game gốc; chúng có thể là nguồn cảm hứng cho các nhà phát triển game chính thức. Một số ý tưởng và cơ chế trong fangame đã được các nhà phát hành lớn áp dụng trong các tựa game chính thức của họ. Sự sáng tạo và đổi mới từ cộng đồng game thủ có thể dẫn đến nhiều sản phẩm thị trường có chất lượng hơn.
Các nền tảng hỗ trợ fangame
Ngày nay, nhiều nền tảng như Itch.io, Game Jolt hay thậm chí là Steam đều có những chính sách hỗ trợ cho các dự án fangame, tạo cơ hội để nhà phát triển tuyên truyền cho sản phẩm của mình mà không cần phải lo sợ về việc bị kiện. Những sản phẩm này giúp cho cộng đồng có thể khám phá những fangame độc đáo và sáng tạo từ những người đam mê.
Tương lai của fangame
Tương lai của fangame có thể sẽ được định hình bởi sự phát triển của luật bản quyền và sự công nhận của các nhà phát hành lớn. Với sự gia tăng độ minh bạch giữa nhà phát phát hành, cộng đồng game thủ và các tác giả fangame, có thể một ngày nào đó, chúng ta sẽ thấy một nền tảng vững chắc hơn cho việc phát triển và chia sẻ các fangame mà không lo ngại về vấn đề pháp lý.