• ĐÁNH GIÁ
  • TƯ VẤN
  • KHUYẾN MẠI
  • THỦ THUẬT
  • ỨNG DỤNG
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
No Result
View All Result

TRAINGHIEMSO.VN > ĐÁNH GIÁ > Đánh giá game Fell Seal: Arbiter’s Mark

Đánh giá game Fell Seal: Arbiter’s Mark

30/04/2019
in ĐÁNH GIÁ, CONSOLE, GAME, macOS, WINDOWS
74
SHARES
Chia sẻ lên FacebookTạo QR Code

Fell Seal: Arbiter’s Mark là tựa game nhập vai chiến thuật theo lượt mang dấu ấn rất riêng, có thể sánh cùng những tượng đài JRPG chiến thuật kinh điển vẫn luôn ghi dấu trong lòng bao thế hệ người chơi.

Với lịch sử khá lâu đời, dòng game chiến thuật theo lượt vẫn luôn thu hút một lượng không nhỏ người chơi và tôi là một trong số đó. Đến nay, dù không có phiên bản mới sau hai thập kỷ, nhưng những cái tên kinh điển ngày xưa như Final Fantasy Tactics hay series Orge Battle vẫn luôn giữ mãi ký ức đẹp trong tôi. Thế nhưng, thời gian nói trên đã quá dài để “thời thế tạo anh hùng” với những cái tên mới ghi dấu trong lòng người chơi bên cạnh những tượng đài cũ. Fell Seal: Arbiter’s Mark có lẽ là một trong những tựa game đó.

Lần đầu tiên tôi thấy Fell Seal: Arbiter’s Mark là trong danh sách những tựa game “ứng cử” từ dự án Square Enix Collective. Mặc dù nhận được lượt bình chọn khá cao từ cộng đồng này, nhưng khá đáng tiếc là trò chơi chỉ thu được số vốn góp vừa đủ từ cộng đồng Kickstarter khiến tôi khá lo ngại cho tương lai của trò chơi. Dù vậy, so với nhiều tựa game cùng thể loại khác trên thị trường hiện nay, Fell Seal: Arbiter’s Mark lại khiến tôi ấn tượng với phần nội dung khá kịch tính, nhiều nút thắt bất ngờ. Đội ngũ biên kịch của nhà phát triển 6 Eyes đã chấp bút nên một câu chuyện hấp dẫn, thay vì như các nhà phát triển khác chỉ dùng yếu tố này như một lý do để người chơi chiến đấu.

Fell Seal: Arbiter’s Mark mở đầu với một câu chuyện kể khá về bảy vị anh hùng đã tiêu diệt đại quái vật đe dọa đến an nguy của cả thế giới. Sau chiến thắng, nhóm người này đã lập nên hội đồng có cái tên rất “kêu” là Council of Immortals (Hội đồng những kẻ bất tử), tiếp tục duy trì an ninh và hòa bình cho thế giới đến nay thông qua đội ngũ “người phàm” Arbiter. Nhân vật của người chơi là một nữ Arbiter có tên Kyrie. Trong một vụ hộ tống tội phạm cùng các đồng nghiệp, nhóm của cô dính vào một tình huống khó tin và bắt đầu điều tra chân tướng của sự thật.

Đánh giá game Fell Seal: Arbiter’s Mark

Nếu đã từng trải nghiệm bất kỳ SRPG nào trước đây, bạn sẽ cảm thấy rất quen thuộc với hệ thống chiến đấu chiến thuật theo lượt của trò chơi. Nhà phát triển cũng có hướng dẫn khá chi tiết về những cơ chế gameplay cơ bản này. Nhân vật của người chơi có thể học các kỹ năng dựa theo lớp nhân vật chính, cũng như học thêm kỹ năng từ lớp nhân vật phụ khác. Chẳng hạn bạn có thể xây dựng nhân vật của mình “văn võ song toàn” bằng cả hai lớp nhân vật mercenary và wizard, từ đó có thể tận dụng được các kỹ năng chiến đấu và phép thuật của hai chức nghiệp đó.

Đây là điểm hấp dẫn nhất trong trải nghiệm Fell Seal: Arbiter’s Mark. Trò chơi sở hữu một hệ thống chức nghiệp khá phức tạp lên tới hơn 20 lớp nhân vật và lượng kỹ năng đồ sộ gấp 10 lần con số đó. Người chơi có thể “thiên biến vạn hóa” ra những lớp nhân vật lai tạp đặc thù theo ý muốn mà rất hiếm tựa game cho bạn cơ hội này. Tuy nhiên, đây vừa là ưu điểm nhưng cũng có thể là khuyết điểm nhỏ của trò chơi. Một mặt nó cho phép bạn sự lựa chọn khá đa dạng để “cường hóa” nhân vật yêu thích của mình, nhưng khuyết điểm là dễ khiến người chơi rối trí trước số lượng “lai tạo” khổng lồ này, nhất là các kỹ năng passive.

Đó là chưa kể số lượng nhân vật đồ sộ mà bạn có thể chiêu mộ trong suốt trải nghiệm nhiều như một binh đoàn. Nội việc ngồi suy ngẫm và ghép chức nghiệp cho các nhân vật này như thế nào để họ tỏa sáng trên trận chiến theo chiến lược của người chơi, cũng đã là một cảm giác “pain the the ass” rồi. Chưa kể, thú vị là nhà phát triển có những thiết kế khá tinh tế, cho phép người chơi có thể thay đổi vẻ bề ngoài cho “đoàn quân” của bạn, với các lựa chọn về hình đại diện, trang phục bên ngoài cũng như màu sắc trong một kho lựa chọn khá đồ sộ. Không những vậy, Fell Seal: Arbiter’s Mark còn khiến tôi ấn tượng với những tùy chọn trong thiết lập “luôn luôn thấu hiểu” của nhà phát triển.

Đây kỳ thực là một vấn đề khá khó chịu mà tôi rất thường gặp phải với nhiều tựa game cùng thể loại khác trên thị trường. Nó thiên về sự tiện lợi trong trải nghiệm game. Chẳng hạn như cho phép người chơi vô hiệu hóa cần analog trái để tránh việc quẹt nhầm trong những lúc chiến đấu “dầu sôi lửa bỏng”, nhất là khi trải nghiệm trên console hoặc bằng tay cầm dễ gây nên những hậu quá khó lường. Bên cạnh khả năng “tăng tốc” di chuyển và hoạt cảnh của kỹ năng, trò chơi còn có thêm tính năng Speed Sound cho phép ưu tiên giữa tốc độ phát âm thanh mặc định hay tương ứng với hoạt cảnh. Thậm chí nếu muốn, bạn cũng có thể thiết lập lại toàn bộ dãy phím tắt của trò chơi khi trải nghiệm bằng chuột và bàn phím sao cho thuận tiện nhất. Một điểm cộng dành cho sự tinh tế của nhà phát triển.

Đánh giá game Fell Seal: Arbiter’s Mark

Trò chơi không có sáng tạo nhiều so với yếu tố cốt lõi của dòng game lâu năm này, vẫn giữ nguyên những cơ chế quen thuộc của hệ thống chiến đấu chiến thuật theo lượt. Trong mỗi lượt chơi, bạn sẽ di chuyển nhân vật vào vị trí chia ô với góc nhìn chéo từ trên xuống (isometric). Tùy vào chiến lược của người người chơi mà dùng kỹ năng của các nhân vật để hồi máu hay “cường hóa” cho nhân vật khác chiến đấu với kẻ thù. Những yếu tố như địa hình và chiều cao, cũng như hướng mà nhân vật xoay mặt cũng ảnh hưởng nhiều đến yếu tố chiến thuật. Chẳng hạn tấn công từ bên hông hoặc sau lưng sẽ gây sát thương nhiều hơn cho dù đó là kẻ thù hay nhân vật của người chơi.

Thế nhưng, một điều khá thú vị là Fell Seal: Arbiter’s Mark không sử dụng hệ thống vật phẩm như các tựa game cùng thể loại khác. Về cơ bản, người chơi vẫn có thể sử dụng vật phẩm để hồi máu, hồi sinh v.v… nhưng bạn sẽ bị hạn chế số lượt sử dụng trong mỗi trận đấu. Cách thiết kế này loại trừ tình huống người chơi cày tiền hợp pháp lẫn “bất hợp pháp” để mua đồ hồi máu thật nhiều, phá vỡ yếu tố chiến thuật của trò chơi. Thay vào đó, sau mỗi trận chiến thì các vật phẩm quan trọng nói trên sẽ tự động hồi lại để bạn có thể sử dụng vào trận sau, nhưng với các hạn chế tương tự như trước. Tuy nhiên trừ khi đang giữa trận chiến, nếu cảm thấy trải nghiệm quá khó thì bạn cũng có thể giảm độ khó trong phần thiết lập.

Hệ thống độ khó cũng là một điểm cộng dành Fell Seal: Arbiter’s Mark. Người chơi có thể chọn những thiết lập có sẵn từ dễ (Casual) đến rất khó (Very Hard). Nếu muốn, bạn cũng có thể tùy biến độ khó theo nhiều yếu tố khác nhau mà trò chơi cho phép, trải dài từ cấp độ kẻ thù tương ứng với cấp độ của bạn cho tới khả năng “buff” của chúng cho đồng đội như thế nào. Vâng, kẻ thù cũng có thể hồi sinh đồng đội gục ngã của chúng đấy. Tuy nhiên, khi hồi sinh thì nhân vật của bạn sẽ bị dính thuộc tính xấu Injury làm giảm chỉ số chiến đấu của họ. Chỉ khi nghỉ ngơi một trận mới hết.

Thế nhưng, nếu bạn vẫn cố để nhân vật chiến đấu không nghỉ và sơ ý để họ chết, chỉ số của họ sẽ lại tiếp tục giảm. Yếu tố này cũng có thể tùy biến trong hệ thống độ khó của trò chơi ban đầu. Điều này biến Fell Seal: Arbiter’s Mark dễ dàng trở thành lựa chọn hoàn hảo cho cả người chơi mới đến với thể loại này lẫn những “tay chơi” kỳ cựu. Hàng loạt tính năng cũng khá thú vị khác cũng là một điểm cộng không nhỏ, nhằm mang đến sự thuận tiện trong trải nghiệm. Chẳng hạn hệ thống Help có thể giải thích mọi thứ trên màn hình nhằm hỗ trợ cho người chơi mới, hay khả năng dùng thử rồi trả tiền sau đối với các trang bị tại shop.

Đồ họa cũng là điểm cộng tuyệt vời của Fell Seal: Arbiter’s Mark, gây cho tôi ấn tượng hết sức sâu sắc. Dù vậy, phải thừa nhận là khoảnh khắc ban đầu khi nhìn thấy hình ảnh trong game không để lại cho tôi ấn tượng như vậy. Chỉ khi mở bản đồ và di chuyển sang các màn chơi mới, tôi mới bắt đầu cảm thấy bị hấp dẫn với lối đồ họa vẽ tay mang đến cái nhìn khá lạ lẫm. Đó là sự pha trộn khá nhuần nhuyễn giữa yếu tố hoài cổ và hiện đại, tạo nên một sự bất ngờ về mặt hình ảnh. Âm thanh khá chất lượng và ngay cả nhạc nền cũng không phải ngoại lệ, nhất là bài nhạc chủ đề chính. Khá đáng tiếc là game không có lồng tiếng.

Đánh giá game Fell Seal: Arbiter’s Mark

Sau cuối, Fell Seal: Arbiter’s Mark mang đến một trải nghiệm tuyệt vời dành cho những ai yêu thích dòng SRPG kinh điển của ngày xưa. Với cốt truyện hấp dẫn, khả năng tùy biến cao và hệ thống chiến đấu quen thuộc, đây chắc chắn là tựa game mà bạn không bao giờ muốn bỏ lỡ, nhất là những ai yêu thích thể loại này.

Fell Seal: Arbiter’s Mark được phát hành cho PC (Windows, macOS, Linux), PlayStation 4 và Xbox One.

Fell Seal: Arbiter's Mark
Fell Seal: Arbiter's Mark
Tải về QR-Code
Fell Seal: Arbiter's Mark
Developer: 6 Eyes Studio
Price: $ 7.49
Fell Seal: Arbiter's Mark
Fell Seal: Arbiter's Mark
Tải về QR-Code
Fell Seal: Arbiter's Mark
Developer: Fulqrum Publishing Ltd.
Price: $29.99

Bài viết sử dụng game do nhà phát hành hỗ trợ.

Tham gia cùng chúng tôi trên Steam  Xem thêm bài đánh giá các game khác

Bài viết này có ích cho bạn không?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá nhé bạn!

Điểm trung bình: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Chưa có đánh giá! Nhờ bạn đánh giá chất lượng bài này nhé!

BÀI LIÊN QUAN

  • Đánh giá game Mutant Year Zero: Road to Eden – Deluxe Edition phiên bản Switch
  • Đánh giá game Grimshade
  • Đánh giá game Gears Tactics
  • Đánh giá game For the King

Bài viết này có ích cho bạn không?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá nhé bạn!

Điểm trung bình: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Chưa có đánh giá! Nhờ bạn đánh giá chất lượng bài này nhé!

BÀI LIÊN QUAN

  • Đánh giá game Mutant Year Zero: Road to Eden – Deluxe Edition phiên bản Switch
  • Đánh giá game Grimshade
  • Đánh giá game Gears Tactics
  • Đánh giá game For the King
Tags: Đánh giá gameFeaturedFell Seal: Arbiter’s MarkFell Seal: Arbiter’s Mark reviewgame chiến thuật theo lượtrole-playingturn-based
Tố Uyên

Tố Uyên

Mình đến với game từ những trải nghiệm có tính giáo dục cao như Castle of Dr. Brain và The Island of Dr. Brain. Tuổi thơ của mình lớn lên cùng bao thế hệ console của Sega, nhưng "mối tình đơn phương" lớn nhất là Nintendo 64. Mình vô tình bắt gặp chiếc máy này trong chuyến công tác ở thành phố được mệnh danh là kinh đô thời trang thế giới và yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên phong cách đồ họa dễ thương đó. (❁´◡`❁)

  • Nhanhmua
Liên hệ hợp tác / quảng cáo: Ms.Loan (0909.770.919).

Copyright © 2013-2021 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan | Tổ chức nội dung: Nguyễn Trịnh Nhật Linh.

No Result
View All Result
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ

Copyright © 2013-2021 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan | Tổ chức nội dung: Nguyễn Trịnh Nhật Linh.

[ Placeholder content for popup link ] WordPress Download Manager - Best Download Management Plugin