Những năm gần đây, nhiều giám đốc điều hành và lãnh đạo CNTT thường gặp phải khó khăn về việc quản lý dữ liệu. Sự gia tăng của dữ liệu khiến cho các quy trình backup và phục hồi trở nên kém hiệu quả.
Theo công ty nghiên cứu và tư vấn CNTT Gartner, ” Unstructured data (dữ liệu phi cấu trúc) được lưu trữ theo hình thức File storage (Lưu trữ file) hoặc Object storage (Lưu trữ hướng đối tượng) sẽ tăng gấp ba lần so với năm 2019″, và “40% các nhà lãnh đạo I&O ít nhất sẽ triển khai một kiến trúc hybrid cloud (đám mây lai)”.
Trên thực tế các doanh nghiệp đã mất nhiều chi phí để xử lý dữ liệu. Theo Khảo sát Thị trường Chất lượng Dữ liệu năm 2017 của Gartner, các tổ chức mất lên tới 15 triệu đô la vì dữ liệu trùng lặp và chất lượng kém, cũng như bad data ước tính làm tiêu tốn hơn 3 nghìn tỷ đô la mỗi năm ở Hoa Kỳ.
Rõ ràng là bad data khiến doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực. Để cải thiện chất lượng dữ liệu, doanh nghiệp không chỉ phải có quản trị viên mà thạo các giải pháp IT, mà còn phải triển khai nền tảng quản lý dữ liệu hiệu quả về chi phí và tốc độ nhanh để cung cấp khả năng chống trùng lặp dữ liệu.
Thông thường khi một số hãng tuyên bố họ cung cấp tính năng chống trùng lặp dữ liệu, đa số không hề chống trùng lặp dữ liệu giữa các tác vụ khác nhau và thiết bị khác nhau, chỉ chống trùng lặp dữ liệu cho một tác vụ dơn nhất. Do đó, nếu có một bản sao lưu chiếm 100GB dung lượng lưu trữ, sau khi sao lưu được thực hiện 10 lần, tổng dung lượng lưu trữ bị chiếm cuối cùng sẽ là 1TB.
Thật ra, có một giải pháp chống trùng lặp đã được sử dụng nhiều. Đó gọi là global deduplication. Kỹ thuật đó chống trùng lặp dữ liệu giữa các tác vụ, thiết bị và nền tảng khác nhau. Ngoài ra, tác vụ sao lưu được thực hiện trong môi trường IT vật lý và ảo. Nếu thực hiện cùng với giải pháp incremental backup, sẽ tự động nhận biết những tập tin được thay đổi để sao lưu, từ đó tiết kiệm thời gian backup và tài nguyên.Giải pháp nào phục vụ doanh nghiệp tốt hơn? Giải pháp chống trùng lặp dựa trên mỗi tác vụ hay là giải pháp global deduplication? Nhiều nhân viên IT đã tranh luận về vấn đề này từ rất lâu. Nói chung, khi chọn giải pháp, người dùng nên xem xét những yếu tố quan trọng. Ví dụ là khả năng tiết kiệm dung lượng lưu trữ, tỷ số chống trùng lặp tối đa có thể đạt được, chi phí, và tình huống của mình, chẳng hạn như băng thông network, tần suất xảy ra sự cố…
Nói tóm lại, để kết hợp server với phần mềm sao lưu và chống trùng lặp, nhân viên IT sẽ mất nhiều công sức, thậm chí phải mất nhiều tiền bạc. Ngoài ra, phí license và phí duy trì giá cả cũng không thấp. Đối với các doanh nghiệp, đây chính là thách thức lớn. Cách giải quyết vấn đề này đơn giản nhất và hiệu quả nhất là thực hiện một giải pháp đã tích hợp cả phần cứng và phần mềm.
Các hãng như Synology cung cấp giải pháp Active Backup for Businesses được tích hợp sẵn, không yêu cầu phí license và phí duy trì, giúp doanh nghiệp giảm chi phí lưu trữ cho mỗi TB.