Hầu hết các dịch vụ hiện nay đều hỗ trợ người dùng trích xuất toàn bộ dữ liệu (hình ảnh, video, danh bạ,…) trong tài khoản để sao lưu về máy. Nhưng không phải người dùng nào cũng biết chỗ thực hiện. My Data Request sẽ giúp bạn.
My Data Request là một trang trung gian cung cấp link truy cập thực hiện tải xuống bản sao dữ liệu Facebook, Dropbox, và hơn 100 dịch vụ phổ biến hiện nay.
- Tinder.
- Uber.
- Lyft.
- Facebook.
- YouTube.
- GrubHub.
- LinkedIn.
- Twitter.
- Slack.
- Google Photos.
- PayPal.
- Foursquare.
- Wish.
- Evernote.
- Yelp.
- Houseparty.
- Snapchat.
- Instagram.
- eBay.
- Spotify.
- WhatsApp.
- Dropbox.
- Instacart.
- Postmates.
- SoundCloud.
- Amazon.
- Quora.
- Facebook Messenger.
- Shazam.
- Twilio.
- Chase.
- BlaBlaCar.
- EasyJet.
- Rovio (Angry Birds).
- Netflix.
- Supercell.
- Remind.
- Roblox.
- OkCupid.
- Box.
- Skype.
- Pinterest.
- Musically.
- Groupon.
- Gmail.
- Outlook.
- Telegram.
- Mint.
- Turbo Tax.
- British Airways.
- Eventbrite.
- NerdWallet.
- TripAdvisor.
- Bitmoji.
- Vodafone.
- Stripe.
- Starbucks,…
My Data Request hoàn toàn không can thiệp vào dữ liệu của bạn mà nó chỉ cung cấp liên kết truy cập tính năng sao lưu hay hướng dẫn, link trang trợ giúp nếu dịch vụ đó không hỗ trợ sao lưu.
Bạn truy cập vào https://mydatarequest.com/, bấm vào dịch vụ muốn thực hiện sao lưu trong danh sách. Hoặc bạn nhập tên dịch vụ vào hộp tìm kiếm để mở dịch vụ đó nhanh hơn.
Sau đó, sẽ xảy ra hai trường hợp:
– Bạn sẽ nhận được liên kết truy cập trang thực hiện sao lưu của dịch vụ mình chọn trong pop-up hiện ra.
Thí dụ như Google Photos, bạn bấm here > sau đó đăng nhập > bạn bấm Tạo tệp lưu trữ.
– Nếu dịch vụ bạn chọn không hỗ trợ sao lưu, My Data Request sẽ dẫn bạn đến trang trợ giúp của dịch vụ đó để xem hướng dẫn cách tải xuống dữ liệu của bạn.
Hoặc cung cấp cho bạn mẫu hướng dẫn yêu cầu nhà phát triển, công ty chủ quản trợ giúp.
Bài viết đăng lần đầu 6/2018, chỉnh sửa và cập nhật ngày 25/6/2019.