• Latest
  • Trending

Đánh giá game Dead Cells – khai sinh một thể loại game mới

Agents trên You.com là gì?

Dùng thử Aloha Browser trên máy tính

Công bố khởi tranh giải Vô địch Quốc gia LMHT 2025

Fitbit cập nhật Charge 6, Sense 2 và Versa 4

Oppo Find N5 chính thức ra mắt với thiết kế mỏng nhẹ và cấu hình mạnh mẽ

Oppo Watch X2 ra mắt với theo dõi sức khỏe vượt trội và GPS tần số kép

YouTube Premium Lite sẽ ra mắt, không bao gồm nhạc

Apple ngừng sản xuất iPhone 14 và iPhone SE sau khi ra mắt iPhone 16e

X2 Screen Recorder: Quay video màn hình Windows không giới hạn

Visual Intelligence sẽ có mặt trên iPhone 15 Pro nhờ cập nhật iOS

AI Video Tool: Tạo phụ đề cho video bằng AI

Duolingo ‘giết’ linh vật của mình bằng Cybertruck, và mọi chuyện đang diễn ra quá tốt

  • ĐÁNH GIÁ
  • TƯ VẤN
  • KHUYẾN MẠI
  • THỦ THUẬT
  • ỨNG DỤNG
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
No Result
View All Result

Đánh giá game Dead Cells – khai sinh một thể loại game mới

Tố Uyên by Tố Uyên
07/08/2018
in ĐÁNH GIÁ, CONSOLE, GAME, WINDOWS
Dead Cells game review
446
SHARES
Chia sẻ lên FacebookTạo QR Code

Metroid và Castlevania là hai tượng đài game từ thập niên 80 không những gây chú ý về gameplay đặc trưng, mà còn có sức ảnh hưởng sâu sắc đến rất nhiều tựa game được phát hành sau này. Cả hai từng là cảm hứng hình thành một thể loại game hành động 2D mới gọi là metroidvania. Đó là sự kết hợp giữa kết cấu mở của màn chơi trong Metroid với yếu tố gameplay thế giới rộng lớn và kết nối nhau đặc trưng của Castlevania: Symphony of the Night. Có rất nhiều nhà phát triển lấy ý tưởng này để phát triển game, nhưng mang đến cảm giác trải nghiệm quen thuộc mà vẫn có dấu ấn riêng thì rất hiếm tựa game làm được như Dead Cells.

Thật ra, Dead Cells không hẳn là game mới mà trò chơi đã phát hành Early Access từ hồi tháng năm, nhưng trò chơi chỉ mới được chính thức phát hành trên nhiều nền tảng khác nhau vào hôm nay. Nhân vật của người chơi là một chiến binh vô danh không có khuôn mặt, thức tỉnh trong một hang động nhìn như một mê cung rộng lớn với rất nhiều điểm dịch chuyển nhanh giữa các khu vực. Để thoát ra khỏi đó, bạn phải chiến đấu với kẻ thù bằng mọi giá và vượt qua muôn vàn địa danh khác nhau. Vấn đề ở chỗ, người chơi chỉ có duy nhất một sinh mạng và nếu thất bại, thì bạn sẽ quay lại từ nơi xuất phát với hai bàn tay trắng và phải bắt đầu cuộc hành trình từ đầu.

Dead Cells screenshot

Ban đầu, lối chơi của Dead Cells gợi nhiều cảm giác rất giống Castlevania: Symphony of the Night, từ đồ họa pixel được xây dựng nên thế giới khá chi tiết, cho tới cách di chuyển theo màn hình ngang. Tất cả đều như tái hiện lại lâu đài của Dracula vậy, nhưng đó chỉ là cảm giác ban đầu. Càng về sau, bạn sẽ càng thấy trải nghiệm có nhiều nét rất riêng trong cách thiết kế nhân vật hay thậm chí là các NPC hỗ trợ, cũng như bổ sung nhiều cơ chế gameplay tuyệt vời so với tượng đài Castlevania nói trên.

Kỳ thực, Dead Cells là sự kết hợp của thể loại metroidvania và roguelike với màn chơi được phát sinh ngẫu nhiên bằng thuật toán rất đặc trưng. Nhà phát triển gọi đấy là sự khai sinh của thể loại mới roguevania, với yếu tố permadeath được đưa vào khiến bạn phải làm lại từ đầu cuộc hành trình mỗi khi để nhân vật chết. Không chỉ mọi thứ trang bị mà bạn kiếm được hoặc mới bắt đầu quen với việc sử dụng nó sẽ biến mất khi chết, mà ngay cả cell mà bạn kiếm được dùng để mở khóa blueprint hay skill cũng mất sạch toàn bộ. Tất nhiên nếu có khả năng thì bạn vẫn có thể “quẫy tung” 13 màn chơi một lèo đến cuối game mà không để mất mạng, nhưng điều đó rất khó xảy ra vì nhiều lý do mà một trong số đó chính là độ khó rất cao của trò chơi.

Dead Cells screenshot

Một trong số những lý do còn lại có lẽ là điều mà người chơi phải cân nhắc: khả năng chế tạo vật phẩm mới từ blueprint mà bạn kiếm được hay chấp nhận rủi ro có thể mất tất cả mọi thứ mà bạn bỏ công sức chơi để đạt được? Không chỉ có vậy, mọi yếu tố trong màn chơi ở lần trải nghiệm tiếp theo đó đều được thay đổi, không lần nào giống với lần nào nên không có chuyện “học thuộc bài” để rồi tung hoành khắp màn chơi theo kiểu “trả bài”. Dù không thể phủ nhận là thiết kế màn chơi và lũ quái vật hung hăng “lắm chiêu trò” trong Dead Cells thường khiến nhân vật của người chơi bỏ mạng, nhưng cách thiết kế các hệ thống của trò chơi lại tạo nên một trải nghiệm cuốn hút, đến mức dù biết nó không hề dễ dàng nhưng bạn vẫn muốn một cơ hội khác.

Để làm được điều này, đầu tiên phải kể đến hệ thống chiến đấu được thiết kế gần như hoàn hảo với nhịp chơi cực nhanh so với nhiều game cùng thể loại khác của Dead Cells. Về trang bị, người chơi có hai ô chứa vũ khí và hai ô kỹ năng. Nếu mở khóa được nhiều blueprint từ những lần “chịu đấm ăn xôi” trước đó, bạn cũng có thể tùy biến chúng cho những lần trải nghiệm sau. Cái hay của hệ thống này là ở chỗ mọi trang bị và kỹ năng đều được thiết kế có đôi có cặp, cái này hỗ trợ cho cái kia. Quan trọng là bạn phải tìm ra cặp đôi hoàn hảo đó. Chẳng hạn, bạn có thể dùng combo gây độc cho kẻ thù và vũ khí tăng sát thương với kẻ thù bị trúng độc, tương tự với combo trang bị thuộc tính hỏa hay băng. Không chỉ vậy, nó còn được kèm với hệ thống mutation, bổ sung thêm một số buff nhất định cho người chơi để tăng cường khả năng chiến đấu, phòng thủ hay sinh tồn, tùy vào lựa chọn của bạn.

Dead Cells screenshot

Cách xây dựng này và sự kết hợp với yếu tố phát sinh ngẫu nhiên, khiến người chơi chẳng dễ gì sử dụng cố định một phong cách chiến đấu nào. Nó khiến bạn phải luôn thay đổi “khẩu vị” và thích ứng với những gì loot được, vì luôn sẽ có một lúc nào đó bạn để nhân vật chết và mất hết tất cả, dẫn đến phải chơi lại từ đầu. Yếu tố này cũng đồng thời loại trừ khả năng người chơi chạy theo một combo vũ khí và kỹ năng mà bạn chơi quen. Một mặt tạo cảm giác trải nghiệm luôn mới mẻ không chỉ ở màn chơi mà cả cách chiến đấu của người chơi. Mặt khác lại khiến bạn luôn hào hứng muốn chơi đi chơi lại nhiều lần, tìm những blueprint có trang bị ngon hơn làm “của để dành” cho những lần trải nghiệm sau. Chưa kể, việc chơi đi chơi lại cũng giúp bạn gom được một số cell nhất định để mua chúng sau khi đã mở khóa.

Đây chính là yếu tố tạo nên sự hấp dẫn và cuốn hút của trò chơi, khiến ngay cả khi bạn để nhân vật bỏ mạng nhiều lần thì vẫn luôn nuôi hy vọng may mắn lần sau và “vui vẻ” chơi lại từ đầu. Đó là chưa nói tới chơi được càng xa, người chơi càng mở khóa thêm nhiều khả năng mới cho nhân vật, mở ra thêm nhiều lối đi mà trước đó bạn không thể vượt qua mang đến cơ hội kiếm blueprint mới và cell rất lớn. Tuy nhiên, chiến đấu không chỉ đòi hỏi bạn luôn cảnh giác cao độ, mà còn phải có phản xạ nhanh nhạy để tùy cơ ứng biến né tránh hay đỡ đòn trước những độc chiêu khá đa dạng của từng loại kẻ thù khác nhau và diễn ra rất nhanh. Với tất cả thiết kế hệ thống gần như hoàn hảo nói trên, cộng với khả năng phản hồi thao tác điều khiển của người chơi quá ấn tượng, có thể nói Dead Cells thật sự là một trong những tựa game có hệ thống chiến đấu mang đến cảm giác hài lòng và thỏa mãn nhất mà tôi từng trải nghiệm trong thời gian gần đây.

Dead Cells screenshot

Mặc dù có nhiều ưu điểm về cơ chế gameplay, nhưng Dead Cells cũng có một khuyết điểm nhỏ là trải nghiệm mang một chút cảm giác lặp lại ở những màn chơi ban đầu, đặc biệt nếu bạn để nhân vật chết nhiều. Tuy nhiên, đây không hẳn là điểm trừ vì nó dễ dàng bị xóa nhòa bởi những cơ chế gameplay thiết kế hấp dẫn và trải nghiệm có tiết tấu rất nhanh của trò chơi trong những màn về sau. Vấn đề lớn nhất của trò chơi theo tôi chính là điểm yếu cố hữu của yếu tố roguelike trong việc tạo các màn chơi ngẫu nhiên theo thuật toán. Nó không hoàn hảo vì tùy vào yếu tố ngẫu nhiên của thuật toán mà có lúc màn chơi lần này khó hơn lần khác. Trong khi đó, trò chơi lại không mang đến phần thưởng cho người chơi tương xứng với độ khó thay đổi ngẫu nhiên đó.

Ngược lại, Dead Cells dành phần thưởng khá hậu hĩnh cho những người chơi thích speedrun, tức là tìm mọi cách để vượt qua màn chơi nhanh nhất có thể. Đây là một kiểu chơi game đòi hỏi kỹ năng cao rất thường thấy ở thể loại metroidvania và mang nặng tính thi thố, được nhà phát triển ưu ái tích hợp thẳng vào trò chơi như một cơ chế gameplay riêng. Theo đó, đầu mỗi màn chơi đều có một khu vực có cánh cửa được mở trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu bạn có thể tiếp cận nó trước khi cửa đóng thì sẽ có phần thưởng chờ bạn phía bên kia cảnh cửa đó. Hoặc nếu nhiêu đó khó khăn chưa đủ thách thức, bạn cũng có thể thử speedrun toàn bộ trò chơi và đó không phải là một thử thách đơn giản đâu.

Dead Cells screenshot

Sau cuối, Dead Cells là một trải nghiệm cân bằng hoàn hảo giữa lối chơi metroidvania và roguelike, mang đến độ khó cao cho những ai thích thử thách. Sự đa dạng về vũ khí và phong cách chiến đấu, cũng như thiết kế gameplay cực tốt tập trung vào kỹ năng điều khiển của người chơi, biến Dead Cells trở thành một trải nghiệm hấp dẫn và rất dễ gây nghiện. Đây chắc chắn là một tựa game tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua, ngay cả với những ai không phải là fan của đồ họa pixel art. Kỳ thực trong suốt quá trình trải nghiệm, tôi gần như không để ý đến điều này vì nó quá đẹp và chi tiết. Ngay cả nhạc cũng là điểm cộng của trò chơi.

Dead Cells hiện có cho PC (Windows, macOS, Linux), PlayStation 4, Xbox One và Nintendo Switch.

Dead Cells
Dead Cells
Tải về QR-Code
Dead Cells
Developer: Motion Twin
Price: $ 24.99
Dead Cells
Dead Cells
Tải về QR-Code
Dead Cells
Developer: Unknown
Price: 24.99 12.49
Dead Cells
Dead Cells
Tải về QR-Code
Dead Cells
Developer: Motion Twin
Price: Free

Bài viết sử dụng game do nhà phát triển hỗ trợ.

Tham gia cùng chúng tôi trên SteamTham gia kênh Steam của Trải Nghiệm Số  
Xem thêm bài đánh giá các game khácTrải Nghiệm Số viết rất nhiều bài đánh giá game, bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Bài viết này có ích cho bạn không?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá nhé bạn!

Điểm trung bình: 4.4 / 5. Lượt bình chọn: 5

Chưa có đánh giá! Nhờ bạn đánh giá chất lượng bài này nhé!

BÀI LIÊN QUAN

  • Đánh giá game Golden Force
  • Đánh giá ReCore: Definitive Edition – sự tái xuất đáng chào đón
  • Đánh giá game The Skylia Prophecy
  • Đánh giá game The Legend of Tianding

Bài viết này có ích cho bạn không?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá nhé bạn!

Điểm trung bình: 4.4 / 5. Lượt bình chọn: 5

Chưa có đánh giá! Nhờ bạn đánh giá chất lượng bài này nhé!

BÀI LIÊN QUAN

  • Đánh giá game Golden Force
  • Đánh giá ReCore: Definitive Edition – sự tái xuất đáng chào đón
  • Đánh giá game The Skylia Prophecy
  • Đánh giá game The Legend of Tianding
Tags: actiondifficultĐánh giá gameFeaturedgame đi cảnhgame hành độngplatformer
Game: Dead Cells
Tố Uyên

Tố Uyên

Tôi đến với game từ trải nghiệm "vừa học vừa chơi" của Castle of Dr. Brain và The Island of Dr. Brain. Lớn lên cùng bao thế hệ console của Sega, nhưng yêu đơn phương Nintendo 64 vì phong cách đồ họa dễ thương của hệ máy này. Không yêu thích thể loại nào nhất định, nhưng đặc biệt si tình những tựa game hành động hỗ trợ co-op campaign.

Related Posts

ỨNG DỤNG

Dùng thử Aloha Browser trên máy tính

ỨNG DỤNG

X2 Screen Recorder: Quay video màn hình Windows không giới hạn

ỨNG DỤNG

AI Video Tool: Tạo phụ đề cho video bằng AI

THỦ THUẬT

Cách sử dụng Copilot trong Outlook

Load More



  • Nhanhmua
Liên hệ hợp tác / quảng cáo: Ms.Loan (0909.770.919).

Copyright © 2013-2025 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan.

No Result
View All Result
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ

Copyright © 2013-2025 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan.