• Latest
  • Trending

Đánh giá Cuphead – càng chơi càng khó

Cách giữ vững tinh thần sau những lần săn việc không thành công

Năm mới lướt web trên Windows an toàn hơn cùng DuckDuckGo Private Browser

Việt Nam đã sẵn sàng lướt sóng AI!

Đánh giá game Botany Manor

Amazon ra mắt Alexa Plus với công nghệ AI tiên tiến

Valve sẽ ra mắt headset VR mới sau 6 năm chờ đợi

Oppo xác nhận ra mắt Find X8 Ultra vào tháng 4, không bị trì hoãn

VinFast dừng mô hình cho thuê pin và áp dụng mức hỗ trợ hấp dẫn cho xe kèm pin

Ra mắt vivo Y29 – Smartphone tầm trung pin 6500mAh

Dùng thử Image Creator trong Microsoft Paint

Tecno ra mắt dòng sản phẩm Camon 40, Megabook S14 và kính AI tại MWC 2025

Đánh giá game Two Point Museum

  • ĐÁNH GIÁ
  • TƯ VẤN
  • KHUYẾN MẠI
  • THỦ THUẬT
  • ỨNG DỤNG
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
No Result
View All Result

Đánh giá Cuphead – càng chơi càng khó

Tố Uyên by Tố Uyên
28/11/2017
in ĐÁNH GIÁ, CONSOLE, GAME, WINDOWS
Reading Time: 6 mins read
Đánh giá Cuphead - càng chơi càng khó
125
SHARES
Chia sẻ lên FacebookTạo QR Code

Cuphead là tựa game đi cảnh màn hình ngang độc đáo, đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và phản xạ nhanh nhạy của người chơi.

Tuy đã từng trải nghiệm rất nhiều tựa game khó, nhưng chắc rất hiếm trò chơi nào mang đến cho tôi cảm giác vừa thích thú vừa tiêu cực như Cuphead. Từ trước đến nay, cái danh “khó như Dark Souls” chắc đã không còn xa lạ với nhiều người chơi thích cảm giác bị game “hành hạ”. Thế nhưng Cuphead đã làm thay đổi danh tiếng này, hay ít nhất là với tôi thì trò chơi vẫn khó hơn Dark Souls hay Nioh khá nhiều.

Cuphead screenshot

Cuphead là câu chuyện của hai anh em nhà cái cốc, cái tách Mugman và Cuphead ham chơi đã bị quỷ King Dice lừa. Nếu không chịu đi thực hiện giao kết đoạt hồn những kẻ còn mắc nợ hắn, thì cả hai sẽ mất hồn về tay quỷ. Không có lựa chọn nào khác và nghe theo lời khuyên của cụ Kettle (ấm nước), người chơi sẽ phải chấp nhận thực hiện giao kết của quỷ.

Cuphead khiến tôi ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi lối đồ họa cartoon xưa cũ. Đó là cái thời của những năm 20 đến 40, khi người ta làm phim hoạt hình với cảnh nền với màu nước và các nhân vật được vẽ tay hoàn toàn. Sản xuất phim hoạt hình kỳ công như vậy đã khiến bao đứa trẻ thời ấy say mê, từ chàng thủy thủ Popeye của Elzie Crisler Segarcho đến cặp đôi nổi tiếng Chip và Dale của Walt Disney. Chưa bao giờ tôi hào hứng với đồ họa trong một trò chơi như với Cuphead, mỗi cảnh đều như một tác phẩm nghệ thuật. Nhà phát triển thậm chí còn đi xa hơn bằng việc “phủ” một bộ lọc để trò chơi mang cảm giác hoài cổ như thời băng VHS còn thịnh hành với những đường chấm hay kẻ sọc trên chất hình.

Cuphead screenshot

Ngay cả các nhân vật đều có dấu ấn rất riêng, chẳng hạn “trư bát giới” chột mắt Porkrind khiến tôi không nhịn được cười mỗi khi nghe lão nói “Welcome”. Nó gợi nhớ rất nhiều đến một thời thơ ấu từng hằng mong sớm đến bảy giờ tối mỗi ngày để lại cười bò với “quả đấm ngàn cân” của chàng thủy thủ Popeye hay những trò nghịch như quỷ của Chip và Dale trên truyền hình mỗi tối. Rất nhiều boss trong Cuphead đều tạo cảm giác quen quen như chúng được lấy cảm hứng từ những câu chuyện cổ tích cũ kỹ trong ký ức. Sói già trong Cô bé quàng khăn đỏ nè, chú người gỗ Pinocchio cho đến cả thần đèn trong Aladdin hay nàng tiên cá đi nữa, tất cả đều được “lưu manh hóa” một cách hài hước và thú vị.

Ngay cả phần nhạc cũng hết sức ấn tượng. Trò chơi sử dụng những bản nhạc jazz với tiết tấu lúc rất nhanh lúc từ tốn, tạo cảm giác dồn dập trong từng hành động của nhân vật. Nhất là những trận đánh boss thật sự đáng nhớ, lấy cảm hứng từ rất nhiều nhân vật trong các phim hoạt hình thời thơ ấu của tôi. Nhà phát triển thật sự đầu tư cho trò chơi khi tốn không ít chi phí cho soundtrack. Tôi thậm chí còn ấn tượng hơn khi phần vinh danh cuối trò chơi là cả một hàng dài những nhạc công tham gia thu âm phần nhạc cho Cuphead, dài cũng phải một bảy một mười với số lượng nhân viên tham gia sản xuất trò chơi. Chính sự kết hợp nghe nhìn độc đáo này đã mang đến một tựa game vô cùng khác biệt ở thời điểm hiện tại, mang nhiều cảm giác xưa cũ nhưng không kém phần hấp dẫn, thu hút người chơi.

Cuphead screenshot

Cuphead chỉ có hai dạng màn chơi chính. Dạng đầu mang phong cách đi cảnh giống như kiểu chơi của game Contra ngày xửa ngày xưa. Nghĩa là bạn chỉ có vừa chạy vừa bắn và tất nhiên không thể thiếu “trò” vượt chướng ngại hoặc kẻ thù, cuối màn có thể là trận đánh boss hoặc chỉ đơn thuần đi đến hết màn bình thường. Các màn chơi dạng này tuy hấp dẫn về thiết kế nhưng không có gì sáng tạo về lối chơi, và mục đích chủ yếu chỉ để lượm đồng tiền vàng mua kỹ năng và nâng cấp cho nhân vật. Ấn tượng nhất và cũng khó nhất là dạng màn chơi đánh boss “vô tiền khoáng hậu”, khá độc đáo và hài hước. Nhà phát triển thật sự thỏa sức tưởng tượng vào những con boss mà không lần nào tôi không cảm thấy buồn cười trước khi “ăn hành” của chúng cả. Đặc trưng của những trận đánh boss là bạn không bao giờ biết được máu hay khi nào chúng sắp chết. Cách thiết kế này khá hay, vì kỳ thực boss trong Cuphead chẳng hề “dễ xơi” chút nào. Chúng có thể biến hết hình dạng này đến hình dạng khác vừa ngộ nhĩnh vừa manh động khó lường. Điều này giúp người chơi tập trung vào cuộc chiến hơn, tránh trường hợp “dục tốc bất đạt” cứ chăm chăm ngó máu để rồi thiếu thận trọng mà nóng lòng kết thúc trận đấu sớm.

Thế nhưng, bất chấp đồ họa, gameplay và nhạc ấn tượng, Cuphead khiến người chơi bị “dội” bởi độ khó rất cao, thậm chí dường như chỉ dành cho những người chơi “hardcore” thừa kiên nhẫn. Trò chơi không có bất kỳ checkpoint nào giữa màn, cũng không cho bạn nhặt đồ để hồi máu gì hết. Mỗi màn chỉ có một số lượng máu nhất định tùy vào nâng cấp của nhân vật, và bạn chỉ có thể dùng nhiêu đó để đi một mạch từ đầu đến cuối màn. Tùy trình độ của người chơi mà có những màn có thể khiến bạn tốn đến vài tiếng đồng hồ mới nghe được chữ “Bravo” thân yêu cất lên, dù màn chơi không thật sự dài. Chưa kể, trò chơi còn dậm thêm chút muối xát vào nỗi đau của người chơi khi bạn chỉ có thể gặp trùm cuối sau khi đã vượt qua tất cả các màn chơi khác ở độ khó Regular. Đừng để chữ “thông thường” này làm bạn tưởng bở, vì kỳ thực nó thuộc dạng khó “từ trong trứng nước”.

Cuphead screenshot

Tuy nhiên, vấn đề của Cuphead ở chỗ nhà phát triển dường như đã “quá tay” khi đưa vào trò chơi nhiều thứ tăng thêm độ khó vốn đã quá cao của trò chơi. Chẳng hạn, thiết kế màn chơi đôi lúc mang cảm giác “chiến thắng thuộc về kẻ may mắn” hơn là yêu cầu trình độ thật sự của người chơi. Tuy hiếm nhưng có một số màn chơi lại đặt những bậc nhảy ngẫu nhiên một cách phi lý. Chưa kể, có những trận đánh cũng diễn ra theo kiểu kẻ thù tung chiêu ngẫu nhiên, khiến bạn rất khó học được “bài” của chúng vào những lần chơi lại đau khổ sau đó. Nhiều lúc, có cảm giác như nhà phát triển thiết kế khá tùy hứng theo kiểu phô diễn, mang tính hình thức hơn và vô tình quên đi cảm nhận của người chơi như thế nào. Chính vì vậy, trải nghiệm trong Cuphead đôi lúc dường như chỉ dành cho những ai có khả năng “tay nhanh hơn não”, vì bạn chỉ cần dừng một giây để suy nghĩ thì có khi nhân vật đã lăn ra chết mất rồi.

Một trong những thiết kế gameplay khác cũng gây khó chịu không kém, chính là hệ thống parry. Hệ thống này cho phép bạn lợi dụng những thứ có màu hồng để nhảy dậm khi bấm nút đúng thời điểm, và thưởng một lượt sử dụng “siêu tuyệt kỹ”. Lợi thì chưa thấy đâu nhưng nếu bấm không đúng lúc sẽ khiến nhân vật bị mất máu tức tưởi. Chưa kể, trò chơi xác nhận người chơi bấm đúng thời điểm khá tùy tiện, có lúc đòi hỏi độ chính xác rất cao, có khi lại khá dễ dãi. Hay như bạn có thể gắn charm để tăng thêm lượng máu mặc định ban đầu là ba giọt, nhưng nó sẽ đồng thời khiến sát thương của nhân vật yếu hơn. Nghe có vẻ hợp lý đấy chứ? Kỳ thực là không, vì kẻ thù trong trò chơi càng lúc càng có nhiều chiêu trò hơn như đã nói ở trên, nhưng mọi thứ “nâng cấp” của người chơi đều xoay quanh sự đánh đổi, theo kiểu muốn được cái này thì chịu mất cái kia. Thật sự tạo cảm giác bất công với người chơi.

Cuphead screenshot

Sau cuối, Cuphead là một tựa game đi cảnh độc đáo gần như mọi khiến cạnh mà bạn rất hiếm khi được thấy trong những năm gần đây. Với đồ họa mang đậm chất hoài cổ cùng phần nhạc và gameplay ấn tượng, những ai yêu thích thể loại đi cảnh không nên bỏ qua. Tuy độ khó cao có thể khiến nhiều người chơi nản lòng nhưng trải nghiệm mà trò chơi mang lại rất xứng đáng, bất chấp một số vấn đề khó chịu trong thiết kế. Chỉ có chút đáng tiếc là phần chơi co-op hai người lại không hấp dẫn, chỉ tạo thêm khó khăn không cần thiết trong trải nghiệm hơn là thú vị.

Cuphead hiện có cho PC (Windows), PlayStation 4, Xbox One và Nintendo Switch. Xem thêm bài kinh nghiệm chơi game Cuphead.

Cuphead
Cuphead
Tải về QR-Code
Cuphead
Developer: Studio MDHR Entertainment Inc.
Price: $ 19.99
Cuphead
Cuphead
Tải về QR-Code
Cuphead
Developer: Unknown
Price: 19.99
Cuphead
Cuphead
Tải về QR-Code
Cuphead
Developer: Studio MDHR
Price: $19.99
Tham gia cùng chúng tôi trên SteamTham gia kênh Steam của Trải Nghiệm Số  
Xem thêm bài đánh giá các game khácTrải Nghiệm Số viết rất nhiều bài đánh giá game, bạn đừng bỏ lỡ nhé!

Bài viết này có ích cho bạn không?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá nhé bạn!

Điểm trung bình: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Chưa có đánh giá! Nhờ bạn đánh giá chất lượng bài này nhé!

BÀI LIÊN QUAN

  • Đánh giá game Mørkredd
  • Đánh giá game Ghosts ‘n Goblins Resurrection
  • Đánh giá game Biped
  • Đánh giá game Zombotron

BÀI LIÊN QUAN

  • Đánh giá game Mørkredd
  • Đánh giá game Ghosts ‘n Goblins Resurrection
  • Đánh giá game Biped
  • Đánh giá game Zombotron
Tags: co-opdifficultĐánh giá gameFeaturedplatformer
Tố Uyên

Tố Uyên

Tôi đến với game từ trải nghiệm "vừa học vừa chơi" của Castle of Dr. Brain và The Island of Dr. Brain. Lớn lên cùng bao thế hệ console của Sega, nhưng yêu đơn phương Nintendo 64 vì phong cách đồ họa dễ thương của hệ máy này. Không yêu thích thể loại nào nhất định, nhưng đặc biệt si tình những tựa game hành động hỗ trợ co-op campaign.

Related Posts

ỨNG DỤNG

Năm mới lướt web trên Windows an toàn hơn cùng DuckDuckGo Private Browser

ĐÁNH GIÁ

Đánh giá game Botany Manor

ỨNG DỤNG

Dùng thử Image Creator trong Microsoft Paint

ĐÁNH GIÁ

Đánh giá game Two Point Museum

Load More



  • Nhanhmua
Liên hệ hợp tác / quảng cáo: Ms.Loan (0909.770.919).

Copyright © 2013-2025 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan.

No Result
View All Result
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ

Copyright © 2013-2025 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan.