• Latest
  • Trending

Đang phát triển mạnh nhưng Fintech Việt Nam còn thiếu giải pháp thúc đẩy cụ thể

Tìm kiếm chuyên sâu trên Bing là gì?

Cách tạo ứng dụng Meta AI

Google Pixel 9a: Năm nâng cấp lớn so với các mẫu tiền nhiệm

Samsung tri-fold ra mắt với màn hình chính 10 inch và thiết kế mới

Galaxy Z Fold 7 có thể loại bỏ tính năng S Pen

Tinder cập nhật tính năng Khám Phá, bổ sung các sở thích mới

Samsung Galaxy F06 5G chính thức ra mắt với giá 9,499 Rs, hứa hẹn 4 năm nâng cấp OS

Jailbreak ios 18.3.1: Cập nhật mới nhất cho người dùng iPhone và iPad

Oppo Find X9 series sẵn sàng đối đầu iPhone 17 với X9, X9 Plus, X9 Pro và X9 Ultra

Bluesky vừa ra mắt phiên bản TikTok của riêng mình

Công nghệ hiển thị holographic này có thể biến kính AR thành hiện thực vào năm 2026

Oppo Find X9 series ra mắt, cạnh tranh trực tiếp iPhone 17

  • ĐÁNH GIÁ
  • TƯ VẤN
  • KHUYẾN MẠI
  • THỦ THUẬT
  • ỨNG DỤNG
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
No Result
View All Result

Đang phát triển mạnh nhưng Fintech Việt Nam còn thiếu giải pháp thúc đẩy cụ thể

Đang phát triển mạnh nhưng Fintech Việt Nam còn thiếu giải pháp thúc đẩy cụ thể

Đây là nhận định từ ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội tin học TP.HCM (HCA) tại Hội thảo Toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam (VIO 2019) diễn ra vào cuối tháng 10 vừa qua.

TP.HCM được kỳ vọng trở thành Trung tâm fintech (công nghệ tài chính) của cả nước khi tại đây tập hợp nhiều công ty phần mềm, doanh nghiệp công nghệ, khu công nghệ và trung tâm ươm tạo công nghệ; nơi khởi nghiệp của nhiều fintech; nơi có sẵn sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên cũng như lớn nhất ở Việt Nam; có 15 ngân hàng (4 ngân hàng quốc tế) đặt trụ sở và nhiều quỹ đầu tư quốc tế,…

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng nếu Thành phố không theo kịp xu thế phát triển công nghệ số, kinh tế số thì sẽ khó giải quyết các điểm nghẽn hiện nay mà thành phố đang gặp phải. Trong đó, việc đồng bộ hóa chính quyền thông minh, thanh toán không dùng tiền mặt là vấn đề quan trọng để xây dựng đô thị thông minh, từ đó giải quyết các bài toán về cơ sở hạ tầng giao thông, đô thị và biến đổi khí hậu.

Đang phát triển mạnh nhưng Fintech Việt Nam còn thiếu giải pháp thúc đẩy cụ thể

Thứ trưởng Bộ TT-TT Phan Tâm phát biểu tại VIO 2019.

Có mặt tại VIO 2019, Thứ trưởng Bộ TT-TT Phan Tâm nhấn mạnh: “Lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một trong những lĩnh vực xương sống của nền kinh tế với hàng triệu giao dịch giữa các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp mỗi giờ. Chính vì vậy việc áp dụng thành công các công nghệ số để phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ có tác động lan tỏa rất to lớn, có thể mang lại hiệu quả theo cấp số nhân đối với toàn bộ hoạt động kinh tế.

Chúng tôi tin tưởng, doanh nghiệp fintech Việt Nam sẽ hiện thực hoá chủ trương Make in Vietnam với nội hàm là sáng tạo của Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, phát triển tại Việt Nam. Đây là con đường tất yếu để Việt Nam có ngành tài chính ngân hàng không chỉ mạnh mà còn tự chủ”.

Có thể nói, fintech đang làm thay đổi sâu sắc phương thức và mô hình kinh doanh tạo ra nhiều cơ hội mới. Cùng với sự phát triển của kinh tế số, khu vực tài chính từ lâu đã là ngành sử dụng công nghệ số trong hoạt động thông qua việc số hóa các dịch vụ tài chính.

Dựa trên fintech, nhiều mô hình và sản phẩm tài chính số hoá đã xuất hiện như ví điện tử (Mobile wallet), chuyển tiền ngang hàng (Peer-To-Peer transfer), thanh toán di động (Mobile payment), ngân hàng di động (Mobile banking), cho vay ngang hàng (Peer-To-Peer lending), huy động vốn cộng đồng (Equity-based crowdfunding), ngân hàng chuỗi khối (Blockchain banking), ngân hàng số (Digital banking).

Đang phát triển mạnh nhưng Fintech Việt Nam còn thiếu giải pháp thúc đẩy cụ thể

Nhờ có fintech, người dùng có thể chủ động thực hiện các dịch vụ tài chính không cần có sự hỗ trợ của nhân viên các tổ chức tài chính.

Vài năm gần đây, fintech đã và đang thu hút được sự quan tâm rất lớn tại Việt Nam. Theo số liệu, giá trị thị trường fintech Việt Nam năm 2017 khoảng 4.4 tỷ USD và dự kiến tăng 77%, ước khoảng 7.8 tỷ USD vào năm 2020. Từ 120 công ty vào năm 2018 và tăng lên 154 công ty fintech tính đến tháng 06/2019, với tổng số vốn gọi đầu tư tại thị trường nội địa là 117 triệu USD (trong đó, lĩnh vực thương mại điện tử là 104 triệu USD).

Theo các chuyên gia, trong việc định hình tương lai fintech Việt Nam, vấn đề hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa các ngân hàng thương mại với doanh nghiệp fintech là vô cùng quan trọng. Hiện Việt Nam cũng có hơn 30 ngân hàng thương mại, và đặc biệt là hơn 1000 quỹ tín dụng nhân dân. Tuy nhiên, khoảng trống dành cho các dịch vụ tài chính vẫn còn rất lớn khi mới có khoảng 63% dân số có tài khoản ngân hàng.

Thống kê các mô hình kinh doanh của giới fintech Việt Nam cũng cho thấy, 72% cho rằng xu hướng chủ yếu hiện nay là hợp tác với các ngân hàng. 14% muốn sáng tạo những giải pháp hoàn toàn mới có thể kinh doanh bao trùm lên cả những dịch vụ do ngân hàng truyền thống cung cấp.

Liên kết giữa doanh nghiệp fintech và ngân hàng sẽ tạo ra nhiều lợi ích khi hai bên có thể bổ sung cho nhau. Theo ông Phạm Xuân Hoè – phó viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nguồn dữ liệu của các ngân hàng thương mại và những giải pháp nghiệp vụ như chấm điểm tín dụng hay chữ ký điện tử là những điểm đắt giá bổ sung được cho các fintech. Trong khi đó, các giải pháp sáng tạo từ fintech giúp ngân hàng truyền thống gia tăng thêm số sản phẩm tài chính vận hành trên nền tảng số tới khách hàng.

Đang phát triển mạnh nhưng Fintech Việt Nam còn thiếu giải pháp thúc đẩy cụ thể

Tính đến tháng 6/2019, Việt Nam có khoảng 154 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Fintech, 70% trong số đó là các công ty khởi nghiệp, với tổng số vốn gọi đầu tư tại thị trường nội địa là 117 triệu USD (trong đó, lĩnh vực thương mại điện tử là 104 triệu USD).

Tuy nhiên, các công ty Fintech ở Việt Nam hiện chủ yếu chỉ tập trung ở ba dịch vụ: thanh toán, cho vay ngang hàng và huy động vốn cộng đồng. Còn hệ sinh thái số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng ở Việt Nam mặc dù phát triển nở rộ gần đây nhưng vẫn đang còn nhiều hạn chế.

Theo ông Long, Việt Nam có môi trường tốt cho các công ty fintech phát triển nhưng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước lại thiếu giải pháp cụ thể. Hiện chỉ có 2 trong 6 nước đang phát triển fintech ở khu vực là Việt Nam và Philippines chưa có cơ chế thử nghiệm (sandbox). Đây là điểm cần cải thiện trong khi các nước khác có chính sách rất cụ thể để triển khai. Đại diện HCA cũng đưa ra 4 rào cản của fintech Việt Nam về chính sách, vốn, kiến thức quản trị và nhận thức/tín nhiệm.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Sơn Hải, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Truyền thông VNPT-Media cho rằng, Việt Nam đang có một môi trường xã hội rất sẵn sàng cho Fintech, có môi trường công nghệ khá tốt, nhưng chưa đủ nền tảng pháp luật. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới cộng đồng Fintech Việt vẫn còn khá ít và đa phần là doanh nghiệp nhỏ, startup, mức độ hoàn thiện thấp, dịch vụ ít, chủ yếu là thanh toán và cho vay ngang hàng.

Trước những hạn chế này, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT ngân hàng Bưu điện Liên Việt kiến nghị cơ quan Nhà nước cần sớm ban hành pháp lý và cho phép cơ chế thử nghiệm (sandbox) cụ thể về các loại hình thanh toán không dùng tiền mặt, ngân hàng số; Hệ thống đại lý uỷ thác của ngân hàng về dịch vụ thanh toán không tiền mặt, hỗ trợ nạp tiền…

 

 

Bài viết này có ích cho bạn không?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá nhé bạn!

Điểm trung bình: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Chưa có đánh giá! Nhờ bạn đánh giá chất lượng bài này nhé!

BÀI LIÊN QUAN

  • VIO 2019: Định hình tương lai Fintech Việt Nam
  • Ví trả sau MoMo là gì? Cách sử dụng ví trả sau
Tags: fintechVIO 2019
Share8Scan



  • Nhanhmua
Liên hệ hợp tác / quảng cáo: Ms.Loan (0909.770.919).

Copyright © 2013-2025 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan.

No Result
View All Result
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ

Copyright © 2013-2025 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan.