• Latest
  • Trending

Cuộc chiến “đốt tiền” của các ứng dụng gọi xe

Máy giặt sấy LG bán chạy nhất Việt Nam 8 năm liên tiếp

Deal hời sắm iPhone, MacBook tại Di Động Việt: Giảm thêm đến 1 triệu đồng trên mức giá ưu đãi đã giảm

5 Ứng Dụng Chỉnh Sửa Ảnh Miễn Phí Đáng Thử Nhất Hiện Nay

Trải nghiệm trình duyệt di động Waterfox

Cài đặt Windows trên Steam Deck giúp cải thiện hiệu năng toàn diện và trải nghiệm game

Top 12 công cụ giúp tổ chức ý tưởng

Chỉnh sửa ảnh đơn giản và sáng tạo với những ứng dụng hàng đầu hiện nay

Garmin Instinct 3 Series có mặt tại thị trường Việt Nam với bộ sưu tập màu giới hạn

Huawei giới thiệu loạt sản phẩm mới: Điện thoại gập ba, máy tính bảng và tai nghe thiết kế mở

Samsung bắt đầu triển khai cập nhật One UI cho phân khúc TV tầm trung

Giữ cho trình duyệt của bạn an toàn và hiệu quả

Tại sao mọi người vẫn trung thành với CPU cũ?

  • ĐÁNH GIÁ
  • TƯ VẤN
  • KHUYẾN MẠI
  • THỦ THUẬT
  • ỨNG DỤNG
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ
No Result
View All Result
TRAINGHIEMSO.VN
No Result
View All Result

Cuộc chiến “đốt tiền” của các ứng dụng gọi xe

Cuộc chiến "đốt tiền" của các ứng dụng gọi xe

Ứng dụng gọi xe “be” mới đây tung ra chương trình “Hỗ trợ chuyến xe đón xa bị hủy”; theo đó đối tác “be” nếu đón khách xa bị hủy chuyến sẽ được cộng thêm 5.000 đồng hoặc 15.000 đồng.

Chương trình áp dụng đối với các chuyến xe đón xa mà đối tác tài xế “be” đã chấp nhận chuyến và đang trên đường tới điểm đón khách, nhưng bị khách hàng hủy. Mức hỗ trợ đối với tài xế beCar là 15.000 đồng/chuyến và với tài xế beBike là 5.000 đồng/chuyến.

Cuộc chiến "đốt tiền" của các ứng dụng gọi xe

Tuy nhiên, để được hỗ trợ theo chương trình này, tài xế của “be” phải có tỷ lệ chấp nhận chuyến từ 80% trở lên và số sao trung bình từ 4,5 (tính theo ngày). Ngoài ra, để được nhận mức hỗ trợ này, các đối tác tài xế phải di chuyển trên 50% quãng đường đón khách và di chuyển từ 300m tính từ địa điểm đối tác chấp nhận chuyến đến điểm đón khách.

Chương trình hỗ trợ tài xế của “be” cho thấy nỗ lực cạnh tranh của các hãng trên thị trường gọi xe công nghệ. Ngoài “be”, hiện thị trường này còn những cái tên đã và đang rất quen thuộc với người dùng, đặc biệt là tại thành phố lớn như TP.HCM và Hà Nội. Điển hình có Grab, Go-Viet, FastGo,… Sau khi Grab thâu tóm xong Uber khu vực Đông Nam Á, gần như có khoảng thời gian Grab chiếm lĩnh thị trường khi đâu đâu trên đường người ta cũng bắt gặp màu áo xanh của Grab.

Cuộc chiến "đốt tiền" của các ứng dụng gọi xe

Tuy nhiên, do chiếm ưu thế nên chất lượng phục vụ của Grab theo đánh giá của người dùng là tỉ lệ nghịch với số lượng tài xế. Tăng giá – đặc biệt vào giờ cao điểm, thái độ phục vụ của tài xế không tôn trọng khách hàng… là những than phiền mà người dùng Grab liên tục phản hồi sau khi Uber biến mất khỏi thị trường Việt Nam và chưa có ứng dụng gọi xe nào đủ mạnh để cạnh tranh với Grab.

Sự xuất hiện của Go-viet được đánh giá đúng thời điểm. Với chính sách ưu đãi lôi kéo tài xế, khách hàng hợp lý, Go-viet đã nhanh chóng lấy đi một lượng khách không hề nhỏ vốn từ lâu đã ngán ngẫm Grab, chỉ chờ một ứng dụng mới ổn ổn một chút là chuyển sang. Tất nhiên, để có được khách hàng nhiều nhất có thể trong thời gian ngắn nhất có thể, Go-viet cũng “đốt tiền” không ít bằng chính sách cước giá rẻ chỉ 5.000 đồng/cuốc từ 8km trở xuống mà sau này nâng lên 9.000 đồng, đồng thời là chính sách thưởng theo chỉ tiêu số cuốc cho các tài xế lên đến hàng trăm ngàn đồng/suất.…

Cuộc chiến "đốt tiền" của các ứng dụng gọi xe

Tất nhiên không thể khoanh tay đứng nhìn, Grab sau đó cũng phải tung ra các chính sách cước rẻ cho khách hàng và thưởng theo chỉ tiêu chuyến cho tài xế xe ôm để đối phó lại. Thời điểm hiện tại, thị trường ứng dụng dịch vụ đặt xe chủ yếu nằm trong tay Grab (xanh) và Go-viet (đỏ).

Tham gia cuộc đấu này còn có FastGo, được quĩ VinaCapital đầu tư số tiền được cho là khoảng 2 triệu USD. Tuy nhiên, chỉ với số vốn huy động được khiêm tốn như vậy và nếu chậm gọi thêm được nguồn vốn lớn hơn nhiều lần như thế thì hãy coi chừng FastGo bị biến thành “kẻ lót đường”. Bởi dù muốn hay không thì cũng phải chấp nhận một thực tế rằng thị trường ứng dụng dịch vụ đặt xe tại Việt Nam hiện nay đang rơi vào cuộc “đại chiến kim tiền” không có chỗ cho những ứng dụng lưng túi chỉ có vài triệu USD. Giờ có thêm “be”, vốn cũng là của kẻ lắm tiền thì cuộc chiến của ứng dụng gọi xe phải nói là đang trên đà “bung lụa”.

Cuộc chiến "đốt tiền" của các ứng dụng gọi xe

Rõ ràng, thị trường ứng dụng đặt xe càng sôi động thì càng có lợi cho người tiêu dùng. Bởi như vậy sẽ không có hãng nào tiếp tục cậy thế một mình, một chợ để tăng cước hoặc có thái độ phục vụ thiếu chu đáo đối với khách hàng như trước vì đã có sự cạnh tranh từ các đối thủ.

 

 

 

Bài viết này có ích cho bạn không?

Nhấp vào ngôi sao để đánh giá nhé bạn!

Điểm trung bình: 0 / 5. Lượt bình chọn: 0

Chưa có đánh giá! Nhờ bạn đánh giá chất lượng bài này nhé!

BÀI LIÊN QUAN

  • Xe công nghệ cũng ế ẩm mùa dịch corona
  • Vì sao taxi truyền thống làm ứng dụng gọi xe lại thất bại?
  • Vì sao Grab chuẩn bị kiện ngược Vinasun?
  • Ứng dụng Grab lại lỗi, Vato gọi xe không đến
Tags: BEGrab
Share29Scan



  • Nhanhmua
Liên hệ hợp tác / quảng cáo: Ms.Loan (0909.770.919).

Copyright © 2013-2025 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan.

No Result
View All Result
  • iOS
  • ANDROID
  • WINDOWS
  • macOS
  • CONSOLE
  • CHỦ ĐỀ

Copyright © 2013-2025 Trải Nghiệm Số. Giấy phép số 544/GP-BTTTT cấp ngày 2-12-2016.
Chịu trách nhiệm: Võ Thị Quỳnh Loan.