Điện thoại thông minh (smartphone) là một trong những vật dụng bẩn nhất mà gần như ai ai cũng cầm hàng ngày. Nguy hiểm hơn chúng thường được giữ ở gần mắt, mũi và môi của người dùng – những điểm chính để dễ dàng bị nhiễm coronavirus.
Bộ Y Tế Singapore khuyến cáo người dân Singapore luôn đeo khẩu trang khi rời khỏi nhà và tránh tụ tập nơi công cộng. Đông thời trong trường hợp không thể mua khẩu trang y tế, người dây có thể sử dụng các khẩu trang vải hay thậm chí là khăn giấy nhằm chủ yếu tạo ra “một hàng rào bảo vệ” khi gần với những người khác, vì một số người có thể mang mầm bệnh.
Tuy nhiên đó chưa phải là tất cả, việc thường xuyên làm sạch điện thoại và rửa tay là cách tốt hơn để chống lại virus corona lây lan hơn là đeo khẩu trang. Khuyến cáo này nhận được sự đồng thuận của nhiều chuyên gia y tế. Điện thoại thông minh là một trong những vật dụng bẩn nhất mà một người sở hữu, do tần suất chúng được sử dụng gần như mọi nơi thậm chí là vào nhà vệ sinh, nơi mà rất nhiều vi khuẩn trú ngụ.
Một nghiên cứu năm 2018 cho thấy điện thoại có vỏ nhựa bẩn gấp bảy lần bồn cầu nhà vệ sinh. Thậm chí những chiếc điện thoại vỏ bằng da thì nó còn bẩn gấp 17 lần so với bồn cầu vệ sinh. Để chứng minh cho điều này, giáo sư Hugh Pennington (giáo sư về vi khuẩn học tại Đại học Aberdeen) đã thực hiện quét một vị trí trên bồn cầu vệ sinh và phát hiện ra 220 điểm sáng, nơi có chứa vi khuẩn. Còn với một chiếc điện thoại thì con số này lên đến 1.479 điểm sáng nơi chứa vi khuẩn.
Ngoài ra, khảo sát trên 50 chiếc điện thoại cho thấy vi khuẩn tồn tại lâu nhất trên những thiết bị có vỏ bằng da, loại vỏ này bẩn gấp đến 17 lần bồn cầu nhà vệ sinh. Đây không phải lần đầu tiên chúng ta nghe về những cảnh báo việc “mất vệ sinh” trên các thiết bị di động.
Sử dụng một giải pháp cồn có thể có hiệu quả, nghiên cứu cho biết thêm rằng kẽ hở giữa điện thoại và vỏ điện thoại chứa nhiều vi khuẩn hơn đáng kể so với màn hình. Nhà vi trùng học Charles Gerba cho biết dung dịch cồn này có thể được thực hiện tại nhà bằng cách kết hợp nước (60 phần trăm) và cồn xát (40 phần trăm), lau điện thoại bằng vải microfibre, miếng bông hoặc bông tẩy trang hơi ẩm với hỗn hợp.
Tuy nhiên, lưu ý tránh phun trực tiếp dung dịch cồn lên điện thoại hoặc sử dụng bông kháng khuẩn lau màn hình vì sẽ làm mất lớp chống nước và dầu. Theo CNet, các vật dụng không nên sử dụng để làm sạch điện thoại bao gồm chất tẩy rửa cửa sổ, chất tẩy rửa nhà bếp, nước tẩy trang, xà phòng rửa chén, xà phòng rửa tay và giấm.
Trường hợp bạn chỉ muốn vệ sinh sơ sơ, cơ bản bạn chỉ cần lau điện thoại bằng vải cũng có thể “dọn dẹp” được một lượng lớn vi khuẩn, nghiên cứu năm 2018 cho thấy.
Theo SCMP