Theo báo cáo mới nhất của công ty phần mềm bảo mật Trend Micro, chỉ mất khoảng 55.000 đô la Mỹ (tương đương 76.400 đô la Singapore) để lôi kéo người dùng mạng mất niềm tin và có cái nhìn tiêu cực về các bài báo hay thông tin trên mạng, và 200.000 đô la Mỹ để kích động các cuộc biểu tình và phản kháng trên đường phố.
Vừa qua, báo cáo The Fake News Machine: How Propagandists Abuse the Internet and Manipulate the Public đã chỉ ra về việc lập kế hoạch, chiến lược và hành động tập thể của chiêu trò chia sẻ tin tức giả mạo tràn lan trên mạng.
Trong báo cáo của mình, Trend Micro xác định ba yếu tố thiết yếu cho việc tạo ra tin giả – các công cụ và dịch vụ, việc truyền bá thông điệp qua các mạng có liên quan, việc sử dụng các phương tiện truyền thông mới nhất của Internet.
“Tất nhiên, đối với các công cụ và dịch vụ có thể được sử dụng, mạng xã hội được xem là nền tảng truyền bá tuyên truyền mạnh mẽ nhất. Nhóm nghiên cứu của Trend Micro đã nhấn mạnh các mạng xã hội là một trong những yếu tố tiềm năng nhất trong lan truyền tin giả. Bởi lẽ ngày nay người dùng dành nhiều thời gian hơn cho mạng xã hội thay vì lướt các trang web này để có được các thông tin mới nhất.”
Động lực đằng sau toàn bộ các chiến dịch tuyên truyền giả mạo này là thực hiện các chương trình quảng cáo hoặc nghị sự chính trị. Bằng cách này, các chính phủ sẽ thao túng ý kiến công chúng, còn các doanh nghiệp sẽ bán được nhiều hàng và làm lợi hơn với hoạt động kinh doanh của mình.
“Đáng ngạc nhiên là Trend Micro thấy rằng các chiến dịch lan truyền tin tức giả mạo không phải lúc nào cũng được thực hiện độc lập mà còn thông qua các chương trình lớn có hệ thống và tổ chức hẳn hoi, có thể nói là vô cùng bài bản”, đại diện Trend Micro cho hay.
Như Quỳnh