Chaos on Deponia là phần chơi thứ hai trong series game phiêu lưu giải đố point-and-click Deponia. Mặc dù sở hữu lối chơi tương tự như phần đầu, nhưng hậu bản này vẫn mắc phải những vấn đề thiết kế trước đây cũng như cơ chế điều khiển trên các hệ console thiếu trực quan. Đặc biệt là người chơi máy Switch vẫn phải chịu bất công về mức giá phi lý so với các nền tảng khác, cộng với việc thiếu tính năng dành riêng cho hệ máy này. Việc không tận dụng màn hình cảm ứng trên hệ máy của Nintendo ở chế độ handheld mang đến cảm giác trải nghiệm khá tệ.
So với người tiền nhiệm, trải nghiệm Chaos on Deponia giữ nguyên những gì giúp trải nghiệm game trở nên tỏa sáng như Deponia. Trò chơi vẫn sở hữu phong cách đồ họa vẽ tay đẹp tuyệt, đặc biệt là chuyển động nhân vật xuất sắc. Chất lượng đồ họa tiếp tục gây ấn tượng với mức độ chi tiết cao khi gắn dock và xuất hình ra ti vi kích cỡ lớn trên hệ máy của Nintendo. Trải nghiệm game ở chế độ handheld càng tuyệt vời hơn. Yếu tố hài hước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong tương tác, lời thoại và cả không ít phân đoạn giải đố của trải nghiệm game.
Các tình tiết trong Chaos on Deponia cũng vậy. Trò chơi tiếp nối nội dung ngay sau kết thúc phần đầu tiên, đưa bạn điều khiển nhân vật Rufus mà tôi chỉ có thể mô tả bằng bốn 5 từ “thích tỏ ra nguy hiểm”. Bạn đoán xem vế trước là gì? Mặc dù là hậu bản của Deponia nhưng game có phần tóm tắt nội dung trước đó, giúp người chơi mới dễ dàng tiếp cận trải nghiệm hơn. Khía cạnh giải đố vẫn khá quen thuộc nếu bạn đã từng chơi phần đầu, nhưng phần chơi này có thêm vài điểm trừ khó chịu trong thiết kế gameplay, đặc biệt là những câu đố lặp lại.
Trải nghiệm Chaos on Deponia đòi hỏi bạn phải di chuyển xoay vòng giữa những địa điểm cũ nhiều lần cho mục đích giải đố. Vòng lặp gameplay thậm chí còn tệ hơn Deponia, để lại cho tôi cảm giác khá khó chịu khi hàng loạt vấn đề cũ của trò chơi vẫn còn đó, nhất là phiên bản Switch mà tôi trải nghiệm. Đáng nói, có không ít câu đố tạo cảm giác hao hao nhau khiến tôi ít nhiều cũng giảm đi sự hào hứng trong trải nghiệm về sau. Lời thoại cũng vậy và là điểm trừ nhỏ khi thường buộc bạn đọc hết tất cả câu thoại để tiếp nối trải nghiệm.
Tuy nhiên, Chaos on Deponia sử dụng cỡ chữ rất nhỏ và kiểu chữ khó đọc, thậm chí còn nhỏ hơn 1 hay 2 cỡ so với Deponia, khiến tôi gần như không thể trải nghiệm game ở chế độ handheld. Trong khi đó, trải nghiệm với chế độ dock chẳng khác nào làm mất đi tính cơ động của Nintendo Switch. Đây là một trong những vấn đề thường gặp ở những bản chuyển nền cho hệ máy của Nintendo và đáng tiếc là điều này vẫn không hề thay đổi. Ngoài vấn đề đó ra thì trải nghiệm khá mượt mà dù là chơi trên máy Switch ở chế độ handheld hay kết nối với dock.
Bù lại, yếu tố hài hước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong lời thoại và xây dựng câu chuyện kể của Chaos on Deponia. Chất lượng chuyển ngữ tốt như phần đầu của series game Deponia, nhưng không phải tất cả diễn viên lồng tiếng đều thật sự thổi hồn cho nhân vật như trước. Tương tự, âm nhạc cũng làm khá tốt vai trò của nó, tạo được cảm giác vui nhộn đặc trưng và rất phù hợp với trải nghiệm game. Điều này đặc biệt đúng khi yếu tố giải đố luôn xoay quanh những tình huống ăn hại mà nhân vật chính gây ra cho người chơi.
Sau cuối, Chaos on Deponia mang đến một trải nghiệm phiêu lưu giải đố rất hấp dẫn với phong cách đồ họa kiểu hoạt hình tuyệt đẹp, khía cạnh giải đố hài hước và không kém phần thử thách. Nếu yêu thích thể loại này, đây là cái tên rất đáng cân nhắc nhưng chỉ là trên PC. Trải nghiệm game trên các hệ console không ít thì nhiều đều để lại cảm giác ức chế. Đặc biệt là phiên bản Switch có mức giá bất công so với các hệ máy khác, không hỗ trợ điều khiển cảm ứng ở chế độ handheld mà còn gần như luôn triệt tiêu trải nghiệm ở chế độ này.
Chaos on Deponia hiện có cho PC (Windows, macOS, Linux), PlayStation 4, Xbox One và Nintendo Switch.
Game được chơi trên Nintendo Switch.
Tham gia cùng chúng tôi trên SteamTham gia kênh Steam của Trải Nghiệm SốXem thêm bài đánh giá các game khácTrải Nghiệm Số viết rất nhiều bài đánh giá game, bạn đừng bỏ lỡ nhé!