Nếu bạn có một chiếc laptop hay máy tính có sẵn bluetooth và đang dùng Windows 10 thì việc kết nối bluetooth với loa rất đơn giản giúp bạn có thể nghe nhạc, chơi game, xem phim với âm thanh to hơn, chất lượng hơn.
Sửa lỗi kết nối Bluetooth trên PC trên chip Intel
Mới đây, bản cập nhật driver Intel đã cải thiện chất lượng WiFi và Bluetooth trên Windows 11, Windows 10.
Không giống như bản cập nhật driver trước đó xử lý các lỗi liên quan đến “Màn hình xanh chết chóc” và các lỗi khác, Intel đã tập trung vào các vấn đề kết nối với bản cập nhật ngày 4/1/2022.
Cụ thể, driver này giải quyết một lỗi gây ra thời gian chờ kết nối Wi-Fi. Điều này có thể xảy ra do yêu cầu chuyển kênh của Access Point. Intel cũng đã kích hoạt hỗ trợ cho Windows 11 trong ứng dụng PROSet/Wireless Software.
PROSet/Wireless Software 22.100.1 bao gồm các bản sửa lỗi chức năng và bảo mật, và công ty cho biết người dùng nên cập nhật lên phiên bản mới nhất càng sớm càng tốt.
Lưu ý là chỉ phần cứng được hỗ trợ mới nhận được bản cập nhật. Các thiết bị bao gồm:
- AX201, AX200, 9560, 9260, 9462, 9461
- 8265 and 8260.
- 7265, 3165 and 3168.
Microsoft và Intel cũng sẽ phát hành cập nhật này thông qua Windows Update trong những tháng tới. Tuy nhiên ngay bây giờ bạn có thể tham khảo và cập nhật thông qua liên kết này.
Cách kết nối bluetooth laptop với loa
Các bước dưới đây sẽ giúp bạn các thao tác cần thực hiện với Windows 10:
Bước 1: Vào Settings > Devices.
Bước 2: Chọn mục Bluetooth or other devices ở mục bên trái.
Bước 3: Bật mục Bluetooth nếu chưa bật để mở bluetooth, sau đó bấm vào mục Add Bluetooth or other devices để thêm kết nối bluetooth cho Windows 10.
Bước 4: Bật loa bluetooth của bạn lên và chuyển qua chế độ pairing. Tuỳ từng hãng mà cách chuyển chế độ này khác nhau, bạn nên xem tài liệu hướng dẫn trên loa.
Bước 5: Nếu bật đúng qua chế độ pairing thì trên máy tính sẽ hiển thị thiết bị đó như bên dưới. Bạn bấm vào để kết nối với loa là xong.
Cách ngắt / xoá kết nối bluetooth laptop với loa
Các bước dưới đây sẽ giúp bạn các thao tác để xoá một thiết bị bluetooth trong Windows 10:
Bước 1: Vào Settings > Devices > Chọn mục Bluetooth or other devices ở mục bên trái.
Bước 2: Trong danh sách thiết bị, bạn hãy bấm vào thiết bị muốn xoá đi và chọn Remove device là xong.
Cách chuyển đổi giữa các loa (trong trường hợp bạn kết nối với nhiều loa trên laptop)
Để chuyển đổi qua lại giữa các loa để phát nhạc, chơi game nếu bạn đang kết nối với nhiều loa, cách đơn giản nhất là bạn bấm vào biểu tượng chiếc loa trên thanh system-tray và chọn loa cần chuyển đổi qua.
Cách phát nhạc máy tính cùng lúc với hai hay nhiều loa bluetooth
Nếu bạn muốn tìm hiểu cách kết nối cùng lúc nhiều loa bluetooth với máy tính để phát nhạc cùng lúc, hay thậm chí mỗi loa một nguồn nhạc thì bài này là dành cho bạn. Trường hợp bạn đã nâng cấp lên Windows 10 April Update, bạn sẽ có ngay tính năng này với rất nhiều tuỳ chọn, mời tham khảo thêm bài Cách dùng song song tai nghe và loa ngoài trên Windows 10 để biết thêm chi tiết.
Làm sao biết PC của bạn có bluetooth?
Công nghệ Bluetooth cho phép các thiết bị điện tử giao tiếp với nhau trong phạm vi ngắn, nó gần đây thường được sử dụng nhất cho tai nghe hoặc loa. Điện thoại di động đã tích hợp công nghệ này ngay từ những chiếc smartphone đầu tiên, ngoài ra bạn cũng sẽ thấy nó được trang bị trên hầu hết các máy tính xách tay, nhưng máy tính để bàn là một vấn đề khác vì chức năng Bluetooth chưa chắc được trang bị trên máy. Để kiểm tra, bạn làm theo các bước sau:
Bước 1: Bấm tổ hợp phím
Bước 2: Trong danh sách hiển thị ở cửa sổ Device Manager, bạn hãy tìm mục Bluetooth hoặc Bluetooth Radios. Nếu có một trong hai mục này thì máy tính của bạn có trang bị cổng Bluetooth.
Bước 3: Trường hợp không có trong danh sách gốc, bạn hãy bấm vào mục Network Adapter, tìm trong danh sách xem có hiện ra mục nào có chữ bluetooth không, nếu có thì chúc mừng bạn, máy bạn có trang bị Bluetooth.
Trường hợp nếu cả hai bước trên đều không có thì khả năng cao là máy tính của bạn không được trang bị Bluetooth. Để bổ sung thêm bluetooth nhằm kết nối tai nghe không dây, loa không dây với máy tính, bạn cần phải mua thiết bị phát bluetooth (Bluetooth USB Dongle hay dân Việt hay gọi là USB Bluetooth cho gọn).
Cách phát nhạc máy tính cùng lúc với hai hay nhiều loa bluetooth
Nếu bạn muốn tìm hiểu cách kết nối cùng lúc nhiều loa bluetooth với máy tính để phát nhạc cùng lúc, hay thậm chí mỗi loa một nguồn nhạc thì bài này là dành cho bạn. Bạn có thể tận dụng để phát ra nhiều loa bluetooth cùng lúc hoặc có thể phát từng bài khác nhau trên từng loa. Thông thường bạn có thể kết nối cùng lúc nhiều loa bluetooth, tuy nhiên bạn chỉ phát được trên một loa.
Xem chi tiết hướng dẫn tại đây
Xem địa chỉ bluetooth trên PC
Địa chỉ Bluetooth (MAC-Address) của các thiết bị là một số thập lục phân chứ 12 ký tự bao gồm chữ và số. Bạn không cần phải kết nối thiết bị với laptop hay máy tính để tìm, mặc định Windows 10 sẽ nhớ tất cả các thiết bị đã từng được ghép đôi (pairing) với máy tính của bạn. Cách thức tìm như sau:
Bước 1: Bấm tổ hợp phím
Bước 2: Tìm mục Bluetooth, bấm phải chuột vào thiết bị bạn muốn tra địa chỉ bluetooth > chọn Properties.
Bước 3: Chuyển qua tab Details, ở phần Property bạn tìm và chọn mục Bluetooth device address. Ngay sau khi chọn xong ở phần Value sẽ hiển thị địa chỉ MAC Address của thiết bị đó bao gồm 12 chữ số.
Cách đổi tên thiết bị Bluetooth trên PC
Mặc định khi bạn kết nối một thiết bị bluetooth vào Windows, HĐH này sẽ dùng tên mặc định được thiết lập trên thiết bị. Điều này đôi khi có thể gây nhầm lẫn trong trường hợp thiết bị đó được đặt một cái tên rất phổ biến, chẳng hạn Bluetooth Speaker, Wireless Speaker (nếu bạn dùng hai thiết bị giống nhau thì sẽ ra hai tên bluetooth giống nhau, dĩ nhiên Windows biết tên nào dành cho thiết bị nào, nhưng bạn thì không) hay một cái tên khá dài nhìn không chuyên nghiệp.
Nếu bạn kết nối với nhiều thiết bị bluetooth, bạn nên đặt lại tên cho các thiết bị rất dễ dàng theo thủ thuật bên dưới:
Một số mẹo khắc phục sự cố thường gặp khi kết nối Bluetooth
Nếu bạn gặp phải vấn đề khi kết nối thiết bị Bluetooth với máy tính của mình, hãy tham khảo một số mẹo dưới đây:
- Khởi động lại thiết bị: Đôi khi chỉ cần khởi động lại cả máy tính và thiết bị Bluetooth là bạn có thể kết nối thành công.
- Kiểm tra khoảng cách: Đảm bảo rằng thiết bị Bluetooth nằm trong phạm vi kết nối (thường là dưới 10 mét) để tránh mất tín hiệu.
- Đảm bảo chế độ Discoverable: Các thiết bị Bluetooth cần phải ở chế độ có thể phát hiện được (discoverable) để máy tính có thể tìm thấy.
- Cập nhật driver: Nếu driver Bluetooth đã lỗi thời, bạn sẽ không thể kết nối. Đảm bảo bạn đang sử dụng phiên bản driver mới nhất.
- Xóa và ghép nối lại: Nếu thiết bị đã được ghép nối trước đó nhưng không thể kết nối, hãy thử xóa thiết bị khỏi danh sách và ghép nối lại từ đầu.
Các loại thiết bị Bluetooth phổ biến
Có rất nhiều loại thiết bị sử dụng công nghệ Bluetooth mà bạn có thể kết nối với máy tính, bao gồm:
- Tai nghe và tai nghe không dây
- Loa Bluetooth
- Bàn phím và chuột không dây
- Thiết bị gaming (controller)
- Đồng hồ thông minh và thiết bị đeo thông minh
Nếu bạn có nhu cầu kết nối nhiều thiết bị Bluetooth cùng một lúc, hãy kiểm tra xem máy tính có hỗ trợ đồng thời hay không để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sử dụng của bạn.
Lưu ý về bảo mật khi sử dụng Bluetooth
Khi sử dụng Bluetooth, bạn cần lưu ý một số vấn đề bảo mật như:
- Tắt Bluetooth khi không sử dụng: Điều này không chỉ tiết kiệm pin mà còn hạn chế khả năng tiếp xúc với các mối đe dọa từ bên ngoài.
- Đặt tên thiết bị khác biệt: Tránh sử dụng tên mặc định để thiết bị của bạn không bị nhận diện dễ dàng.
- Chỉ kết nối với thiết bị tin cậy: Hãy chắc chắn rằng bạn chỉ kết nối với những thiết bị mà bạn tin tưởng để tránh rủi ro bảo mật.