Một trong những tính năng mạnh mẽ nhất được tích hợp vào Windows 10 là hỗ trợ riêng cho ảo hóa phần cứng (hardware virtualization) nhờ nền tảng ảo hóa có tên là Hyper-V. Khi bạn bật ảo hóa trên Windows 10, nó sẽ cho phép bạn tạo một hay nhiều máy ảo trên hệ thống của bạn. Máy ảo này hoàn toàn tách biệt với hệ thống chính của bạn. Do đó, bạn có thể trải nghiệm hoàn toàn với nó. Nếu bạn muốn, hãy cài đặt bất cứ thứ gì bạn muốn trên đó mà không lo bị ảnh hưởng đến hệ thống chính.
Trước khi có thể làm điều đó, bạn phải bật ảo hóa phần cứng trên Windows 10.
Yêu cầu hệ thống ảo hóa phần cứng
- Windows 10 Pro hoặc Enterprise
- Bộ xử lý 64-bit với hỗ trợ Second Level Address Translation.
- RAM hệ thống tối thiểu 4GB
- Hỗ trợ ảo hóa phần cứng cấp BIOS
Kiểm tra hỗ trợ ảo hóa phần cứng
Trước hết, hãy đảm bảo rằng thiết bị của bạn hỗ trợ ảo hóa phần cứng. Bạn cũng có thể kiểm tra xem nó đã được bật trong cài đặt phần mềm BIOS hoặc UEFI chưa.
- Mở Windows PowerShell lên.
- Nhập lệnh: systeminfo.exe. Chờ vài giây (Mất vài giây để thu thập thông tin về hệ thống của bạn nhưng sau đó sẽ cho bạn kết quả).
- Nhìn xuống dưới mục Virtualization Enabled In Firmware nếu ghi Yes nghĩa là bạn đã bật.
Ngoài ra, bạn cũng có thể xem liệu virtualization có được bật trong tab Performance của Task Manager hay không.
Trạng thái ảo hóa sẽ ở chế độ bật nếu bạn kiểm tra trên màn hình hiệu suất CPU. Nếu không, bạn sẽ phải bật tính năng này trong cài đặt BIOS hoặc UEFI.
Bật ảo hóa trên cài đặt BIOS của PC
Mỗi PC đều có cách cài đặt BIOS khác nhau. Ngoài ra, các bước thực hiện để bật ảo hóa từ BIOS tùy thuộc vào nhà sản xuất PC. Thông thường, cài đặt BIOS có thể được truy cập bằng các phím chức năng (F1, F2, F3, F10 hoặc F12) trong khi khởi động. Trên một số PC, đó là phím ESC hoặc phím Delete.
Khi bạn khởi động PC, hãy nhấn vào phím khoảng hai lần mỗi giây ngay khi màn hình bật. Một cách dễ dàng và phổ biến hơn là thực hiện việc này ngay từ trong Windows 10 như sau:
- Vào Settings > Update & Security > Recovery > Restart now.
- Khi máy khởi động lại > bạn chọn Troubleshoot > Advanced Options > UEFI Firmware Settings.
- Nhấp vào Restart.
Lưu ý phương pháp này chỉ hoạt động nếu bạn sử dụng UEFI-boot. Và đây cũng là một cài đặt có thể thay đổi từ BIOS.
Bật ảo hóa trong BIOS
Thường mục này nó nằm ở phần Advanced. Rất có thể bạn sẽ tìm thấy cài đặt bạn cần bật trong phần này. Đại loại nó có tên là Virtualization. Hãy tìm và bật nó lên.
Đôi khi nó được đặt tên hoàn toàn mơ hồ. Ví dụ:
- Vanderloop
- Intel Virtualization Technology
- AMD-V
- Hyper-V
- VT-X
- Vanderpool
- SVM
Giờ đây, hỗ trợ ảo hóa đã được bật trong BIOS, hãy bật nó trên Windows 10.
Bật ảo hoá Hyper-V trên Windows 10
- Nhấn phím Windows để nhận hộp Tìm kiếm.
- Gõ turn windows features on or off và nhấp vào nó để mở.
- Cuộn xuống và chọn hộp bên cạnh Hyper-V > bấm OK.
- Windows sẽ cài đặt các tệp cần thiết để kích hoạt ảo hóa > sau đó, bạn sẽ được yêu cầu khởi động lại PC.
Với ảo hóa Windows, bạn có thể kiểm tra các ứng dụng bên trong máy ảo mà không ảnh hưởng đến hệ thống chính của mình. Bản cập nhật Windows 10 tháng 5 năm 2019 thậm chí còn có một tính năng tích hợp cho phép bạn làm điều đó là Windows Sandbox.
Ảo hóa cũng cho phép bạn cài đặt một trình Linux shell trên Windows. Ví dụ: Ubuntu, Debian, Kali Linux, v.v. có sẵn từ Microsoft Store. Sau đó, bạn không chỉ có thể sử dụng các lệnh mạnh mẽ của Linux mà còn chạy được cả giao diện Linux.